Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 05/09/2024, 17:30 PM

Hãy trở về với con đường của sức khoẻ và trí tuệ

Tu là sửa, là điều chỉnh hướng đến sức khoẻ và trí tuệ, là điều tiết lại cơ thể. Thân với tâm là một, tương quan giữa sức khoẻ với trí tuệ là một, là sự gắn kết cái vô sắc với hữu sắc: không có sức khoẻ thì không có trí tuệ, không có trí tuệ thì không có sức khoẻ.

Xem cuộc sống là vô thường, bệnh tật là điều không tránh khỏi đó là chưa hiểu con đường chữa bênh và giác ngộ của Đức Phật, con đường của sức khoẻ và trí tuệ. Thế nhưng con người lại luôn có những tham vọng tìm kiếm sự đốn ngộ, bỏ qua sức khoẻ chỉ tìm cầu trí tuệ thôi.

Nếu chưa có sự đồng nhất sức khoẻ và trí tuệ thì cái tuệ giác mà bạn có vẫn chỉ là tuệ tưởng, là bệnh họạn vì “nó” đang hoạt động bằng năng lượng đầy lậu hoặc truyền dẫn lưu xuất thông suốt thân-tâm.

Và chính thế, tham vọng ấy của con người đã vô tình làm họ mất dấu trong hành trình tìm kiếm chánh pháp. Chính sự điều chỉnh lại hướng đi thoát ly của (thiền vô sắc), bằng hợp nhất của (thiền hữu sắc) không chỉ nhiếp tâm, điều tâm, mà phải là sự hoà hợp (nhất tâm là định).

Trong kinh Tăng nhất A-hàm, Đức Phật đã cho ta một bảo pháp để bám chặt vào chân lý đó:

Nhất tâm là định

Tứ niệm xứ là định tưởng

Tứ chánh cần là định tư cụ. 

Đạo Phật hướng con người sống với trí tuệ

458183352_481244218058388_3001824287060880886_n

Hiểu biết tận tường sự bất xứng thân tâm, sửa chữa sai lầm, khập khiểng của hai vị thầy: Alara Kalama, Uddaka Ramaputa, với tâm thức của một người tìm cầu cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ, Đức Phật đã tìm ra con đường ấy, nó khác con đường của những người từng dạy mình.

Sự hợp nhất thân tâm, đó là yếu tố quyết định, không ai có thể cưỡng bức, ức chế tâm, điều phối tâm mà được. Dù với vẽ trịch thượng và khiêu khích, (đại kinh Sacaca) Aggivessana vẫn được Đức Thế Tôn điềm tĩnh giãng giải cụ thể những sai lầm của mọi người vế sự bất xứng thân tâm, nó như cách ta đánh lửa lên 3 loại thân gỗ. 

“… Này Aggivessana, Ông còn không hiểu thân tu tập, làm sao Ông có thể hiểu tâm tu tập. Và này, như thế nào là thân không tu tập, tâm không tu tập; như thế nào là thân tu tập, tâm tu tập? Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng  (….) Không phải chỉ có Alara Kalama có lòng tin, Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy Ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà Alara Kalama tuyên bố: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta an trú".  

Tìm ra cái cơ bản trong vũ trụ mà ta đang hiện hữu đó là sự cấu thành của tứ đại: đất, nươc, gió, lửa. Đức Phật đã thuyết giảng và hoàn toàn bất lực khi nói đến cái không. Cái không luôn bị nhầm lẫn với đối cực về cái có.

Chính vì vậy Đức Phật lại bắt đầu với cái có nôm na, đơn giản hơn và mọi thứ lại dễ dàng bắt đầu với sự ngộ nhận, lầm chấp. Sự phân cực trong vạn hữu là yêu tố cơ bản của vũ trụ. Con người được sinh ra là đã bắt đầu hình thành tư duy lưỡng cực. Biểu đạt cái không tánh cũng vậy, luôn bị hiểu nhầm từ tư duy nhị nguyên. Cái hiện hữu luôn có đối cực hoại diệt.

Chính tư duy nhị nguyên tạo sinh pháp-vạn pháp, sắc-vô sắc, ngã-vô ngã, sinh-diệt, đúng-sai, thân-tâm…một cách thô sơ, máy móc. Con người từ khi bắt đầu hình thành từ trong bào thai đã có sự phân giới nhị nguyên thân tâm.

Tư duy đã bắt đầu sự đối lập, tương phản đó. Vì vậy trong nội giới giữa sắc (giới)-vô sắc (giới) người ta không thể thấy thành tố thứ ba dục giới. Hành trình sinh, trụ, hoại, diệt cũng vậy. Nếu đừng ghép khái niệm đạo đức vào dục giới thì đó là yếu tố, là cái duyên giữa vũ trụ bao la vô cùng tận, là mối tương quan sinh-diệt, ngã-pháp. Và nó là nguyên lý duy trì hành trình kia (sinh, trụ, hoại, diệt). Cái dục càng mạnh thì hành trình vận động kia càng mạnh và sự chuyển đổi biến hoặc nhanh hơn.

Chính cái tâm lực mà Trường Sinh Học hay nhắc đến, hay Tứ vô lượng tâm theo cách hình dung thô sơ của nhiều hành giả chính là cái lực dục giới, cái luôn phân cực, tương tác (sắc-vô sắc, thân-tâm, ngã-pháp…).

Chính nó, cái tâm luôn có khuynh hướng chia tách, nhiếp phục tưởng-thức, thọ-hành. Sự tương tác tầm, tứ, cái quyết định, kiểm soát  hành trình của trí tuệ, của nhận thức và tư duy bị hoang huỷ, mục rửa. Mọi sự luôn bắt đầu với đối đãi nhị nguyên, phân cực thiện ác,âm dương… thì làm sao có thể xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, diệt hỉ ưu đã có.  Chính nó là cái ngã, cái sức sống mạnh mẽ trong từng thực thể. Mong sao mọi người chiêm nghiệm thật kỹ điều này để hiểu thật cặn kẽ mới mong diệt ngã, xả tâm, vượt thoát hỉ ưu phàm tục rốt ráo được.

Đọc “Tứ đại dưới con mắt của Phật học và khoa học” nếu bạn có một tư duy mạnh mẽ sẽ cảm nhận qui luật tồn tại, chuyển dịch của thế giới. 

Nói diệt ngã, xả tâm mà bạn chưa có sự liên tưởng đó thì chỉ lẩn quẩn trong nhị nguyên, trong đối đãi, phân cực. Chính vì vậy, nhiều hành giả không bao giờ xả bỏ rốt ráo cái tâm lực đó. Sức sống của cái ngã, cái tâm lực còn mãi đến khi bạn nhắm mắt, trút hơi thở sau cùng, cái tâm lực đó vẫn mạnh mẽ, vẫn tiếp tục biến hoặc, chuyển tiếp, nó thoát lên thành quả cầu “nghiệp lực”. 

Quả cầu nghiệp lực lơ lửng, chờ tái sinh để nối tiếp hành trình phân cực nhị nguyên: thành, trụ, hoại, diệt.

Chiết tách thân tâm, nuôi dưỡng cái ngã trong cuộc thoát ly vĩ đại đã tạo thành thứ tưởng tuệ: lấy ma trị ma, lấy nội ma diệt ngọai ma… Và lối hiểu thô thiển về ngũ ấm ma sinh ra từ đây.

Ngũ ấm ma, đơn giản chính là cái dục giới tạo nên bệnh tật, tạo nên khổ ách, triền phược. 

Sắc ấm ma: loại ma chướng thuộc vật chất, vật lý, nó làm nghẽn tắt, rối nhiễu tứ đại ( đất, nước, gió, lửa) mà chủ yếu loại ma vật chất ấy là hữu hình: đất và nước.

Vô sắc ấm ma (thọ, tưởng, hành, thức) thuộc dạng phi vật chất, từ suy tư, từ vô sắc: gió và lửa, những điều nghĩ ngợi, phóng dật, căm ghét, hờn giận, thù oán…đủ các loại. 

Phân loại cho dễ hình dung chứ kỳ thực sắc hay vô sắc đều không có bất kỳ thứ nào tồn tại độc lập, mang tính chất vật chất hay phi vật chất thông thường mà ngoại giới hoá thành nội ma để huỷ hoại, tàn phá.

Và chính nó, khi người ta đặt cho cái tên trên một vùng nội tạng thực thể (bệnh gan, bệnh tim…) chứ thực tế bệnh tật không chỉ thuộc gan, thuộc tim…vì sắc cũng không hoàn toàn vật chất và vô sắc cũng không hoàn toàn phi vật chất. Những xét nghiệm, tìm kiếm thủ phạm vật chất trên máu cũng chính là thành tố phi vật chất dịch chuyển trong hành trình của tư duy, của nhận thức, của tầm, của tứ…trong tứ đại giả hợp.

Tất cả 37 phẩm trợ đạo là 37 pháp nội quán để sửa chữa, để đoạn diệt ngũ ấm ma, nó không phải kỹ năng, công thức, không phải thứ chú thuật, thần quyền. Hiểu sai, chưa là gì, nhưng thay đổi, sửa chữa tuỳ tiện 37 phẩm trợ đạo là trọng tội…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hội luận: Tình yêu đầu đời của nội (17)

Góc nhìn Phật tử 20:15 16/09/2024

Điều quan trọng trong câu chuyện tình yêu học trò, đó là nó khiến con người lớn lên, mạnh mẽ hơn, thanh khiết hơn, độ lượng hơn để học tập, để phát triển trí tuệ chứ không biến con người trở nên tầm thường, dung tục, ám muội, những kẻ phàm phu mà ta gặp nhan nhãn trên đường.

Những lời chúc Trung thu ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 07:31 16/09/2024

Trung thu 2024 sắp tới cùng với những món quà, lời chúc Trung thu là thông điệp yêu thương mà bạn gửi đến những người thân yêu của mình...

Học Phật điều quan trọng nhất là...?

Góc nhìn Phật tử 18:15 15/09/2024

Phật đã chỉ rõ đường tu,/ Mà ta chẳng chịu một lòng tinh chuyên./ Phật thương, nhưng Phật tùy duyên,/ Người đến, người đi, một miền trống không.

Cả cuộc đời anh là một người Phật tử

Góc nhìn Phật tử 15:43 15/09/2024

Sống dấn thân với đời và hết lòng vì đạo pháp, cho dầu xa quê hương, đó là dấu ấn sâu sắc góp phần tạo nên một Cao Huy Thuần ngày nay.

Xem thêm