Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 02/02/2024, 15:30 PM

Làm sao để bảo vệ tâm mình trước tác động tiêu cực?

Hỏi: Thưa Thầy, Thầy cho con được hỏi con phải làm sao để bảo vệ tâm mình. Khi mà xung quanh mình, con phải nhận những sự tưới tẩm tiêu cực từ tâm hành của người khác ạ. Con đã tạo tác nghiệp bất thiện trong các kiếp trước của mình với người đó hay sao ạ?

Hỏi: 

Mỗi lần phải tiếp xúc với những tâm hành xấu từ người khác con cảm thấy rất sợ hãi ạ. Con sợ hãi việc mình cũng sẽ cư xử như vậy trong một nhân duyên tương tự như vậy ạ.

Liệu rằng, con phải gặp những nghịch duyên như vậy, sự ghét bỏ, sự kì thị như vậy là do con đã tạo tác nghiệp bất thiện trong các kiếp trước của mình với người đó hay sao ạ?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp: 

Trong đạo Phật có nói về bốn loại thức ăn. Bốn loại thức ăn đó là Đoàn Thực, Xúc Thực, Tư Niệm Thực và Thức Thức Thực. Mỗi ngày chúng ta không những tiêu thụ thực phẩm qua đường miệng (đoàn thực) mà còn tiêu thụ qua xúc thực.

Xúc thực được tiêu thụ thông qua sự tiếp xúc. Sự tiếp xúc cụ thể là những gì ta thấy, ta nghe. Điều này có nghĩa là Xúc Thực ta tiêu thụ thông qua hai mắt và hai tai.

Nếu ta không khéo tiêu thụ thông qua hai mắt, hai tai bằng những câu chuyện từ ái, bằng những cuộc đàm thoại khích lệ động viên, bằng sự cảm thông hiểu biết và thương yêu mà ngược lại bằng sự ích kỷ giận hờn, bạo động, hận thù thì ta sẽ ảnh hưởng bởi những năng lượng ấy.

Nếu năng lượng ta tiêu thụ vào hằng ngày là năng lượng tích cực thì ta sẽ trở nên tích cực hơn. Còn nếu ta tiêu thụ thông qua hai mắt hai tai bằng những hình ảnh, âm thanh của sự giận hờn, bạo động, kì thị những năng lượng tiêu cực thì ta cũng trở nên tiêu cực. Do vậy chúng ta nên rất cẩn trọng về sự tiêu thụ này để không tưới tẩm những hạt giống năng lượng tiêu cực ấy.

Còn trong trường hợp ta không thể tránh được môi trường có thể bảo hộ ta khỏi tưới tầm những hạt giống này thì sao?

Điều ta cần làm là tránh những duyên có thể tưới tẩm những hạt giống này trong ta. Còn trong tình huống buộc phải nhìn, phải nghe thì ta phải thật sự chánh niệm trong lúc đó.

Chánh niệm bằng cách nào?

Bằng cách trong khi nghe hoặc thấy những điều có thể tưới tẩm hạt giống tiêu cực trong lòng thì lúc đó ta hướng tâm mình lên sự vào ra của hơi thở.

Tình huống vẫn đang xảy ra vì ta không thể tránh được nhưng sự tưới tẩm đã bị ngăn lại bởi màng lưới của năng lượng chánh niệm. Năng lượng chánh niệm về hơi thở khi đó sẽ có thể bảo hộ được ta.

Rồi khi mọi chuyện kết thúc ta tiếp tục tác yếu rằng những lời nói và hành động ta vừa tiếp nhận không nuôi dưỡng ta và người đó đó ta sẽ không để cho những năng lượng này ảnh hưởng đến ta và tiếp nối về thế hệ tương lai.

Thực tập như trên ta sẽ được bảo hộ rất nhiều trong những tình huống bị buộc phải tưới tẩm những hạt giống không lành.

Khi ta thấy trong mình có chuyển hoá hơn trước những tình huống như thế thì thêm một bước thực tập nữa đó là tác ý rằng: 

- Người đang làm ta khổ họ cũng đang khổ. Vì họ đang khổ nên mới cũng vãi nỗi khổ đau như thế cho người xung quanh. Ta mong cho người ấy vượt thoát được những nỗi khổ này.

- Người đang làm ta khổ không có may mắn được gặp được Phật Pháp. Ăn được học những pháp môn chuyển hoá. Ta mong cho người ấy được gặp Phật Pháp Chánh tín và học hỏi được những phương pháp chuyển hoá để người ấy bớt khổ.

- Người đang làm ta khổ có thể ngày mai học không còn sống nữa hoặc chính ta ngày mai cũng không còn sống nữa vì thế gian vô thường, ta không biết điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai. vậy thì ta sẽ không phí thời gian của mình cho những việc buồn khổ này, thay vào đó ta sẽ buông bỏ những gánh nặng của khổ đau và sống thật sâu sắc ngày hôm nay như thể ngày hôm nay là ngày cuối của cuộc đời ta vậy.

- Ta nguyện rằng sẽ không hành xử theo cách không dễ thương đó cho người thương của ta theo cách mà người ấy đang đối xử với ta.

Trong mối liên hệ với người ấy có những bất đồng, những khó khăn xảy ra thì con cần đặt câu hỏi cho chính mình rằng:

1- tại sao chuyện này xảy ra, xảy ra khi nào và gốc rễ của những tình huống này là từ đâu?

2- ta học được bài học gì từ những chuyện xảy ra như vậy? 

3- những chuyện này đã làm ta khổ thật sự chưa? Và nếu ta thấy mình thật sự khổ rồi vậy thì có làm quyết định để thay đổi tình trạng hiện nay là nguyên nhân của nỗi khổ của ta hay không?

4- nếu đã có quyết định rồi thì có thực thi nó liền hay không? Điều gì cản trở ta thực hiện quyết định trút bỏ gánh nặng trong tâm này?

Con trả lời những câu hỏi trên một cách thành tâm thì con đường giúp con ra khỏi bế tắc sẽ được mở ra.

Giây phút con ra quyết định thay đổi chính mình, thay đổi cuộc sống của mình để có hạnh phúc hơn với những gì con xứng đáng có được thì chính giây phút đó cuộc đời của con sẽ thay đổi.

Chúc con vượt thoát được những nỗi khổ hiện thời và có được sự chiến thằng về cho cả hai phía!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tăng là gì? Tăng có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 08:00 25/11/2024

Hỏi: Thưa Thầy, Tăng là gì, một tỳ kheo có được gọi là Tăng không? Và Tăng có tự bao giờ?

Trung ấm nghĩa là gì?

Hỏi - Đáp 15:00 24/11/2024

Thân trung ấm nếu mau thì chỉ trong khoảng một khảy móng tay liền thác sanh vào sáu đường; chậm thì đến 49 ngày hoặc qua 49 ngày, không nhất định.

Có khái niệm vong linh, có vong nhập trong Phật giáo không?

Hỏi - Đáp 20:34 23/11/2024

Khẳng định: Kinh điển Phật giáo có nói đến vong linh và ma nhập; nếu ai chưa rõ có thể cần đọc lại kinh Phật (Kinh tạng Pali).

Lá Bối có nghĩa là gì?

Hỏi - Đáp 19:38 23/11/2024

Corypha umbraculifera, còn gọi là cây lá buông, cọ talipot, cây lá bối, bối đa thụ..., là loài cọ nguồn gốc từ miền đông và miền nam Ấn Độ và Sri Lanka, nơi Phật giáo từng rất thịnh hành.

Xem thêm