Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 23/03/2024, 12:50 PM

Lắng lòng thanh tịnh, giữ tâm chánh niệm

Khi tâm vắng lặng, những toan tính và lo âu vụn vặt đời thường tạm thời buông xuống, lúc bấy giờ ta mới cảm nhận sâu săc về sự bình an. Đây là cơ hội quý báu nhất để chúng ta nhìn lại chính mình, thấy rõ mình là ai?

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:Này các Tỷ kheo, ví như một hồ nước trong sáng, không bị khuấy động. Tại đấy, một người đứng trên bờ, có thể nhìn thấy các con ốc, con sò, các hòn sỏi, các đàn cá qua lại trong nước. Vì cớ sao? Vì nước không bị khuấy đục. Này các Tỷ kheo, cũng vậy, vị Tỷ kheo với tâm không bị khuấy đục, biết đươc lợi ích của mình và biết được lợi ích của người hay biết được lợi ích của cả hai, sẽ chứng ngộ các pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng của bậc Thánh; sự kiện như vậy có thể xảy ra. Này các Tỷ kheo, vì cớ sao? Vì rằng tâm không bị khuấy đục.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 1, phẩm Đặt hướng và trong sáng, phần Tâm đặt sai hướng [trích], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.23)

"Khi tâm thanh tịnh, thấy các pháp đều thanh tịnh"

36745655_244063903070487_4397085525056421888_n

Lời bàn: 

Lắng lòng thanh tịnh, giữ tâm chánh niệm trong sáng và thuần khiết là nền tảng căn bản của các phương thức thiền định Phật giáo. Nhờ thực tập nuôi dưỡng sự tĩnh lặng cho tâm hồn nên người ta tỉnh táo, sáng suốt và hành xử hợp tình hợp lý hơn đối trước mọi biến động của cuộc sống.

Tâm chúng ta như một hồ nước với nhiều trạng thái khác nhau, khi thì bình lặng trong suốt như pha lê, lúc thì đục ngầu sôi sục và còn lại là lăn tăn gợn sóng lao xao. Có một điều mà ai cũng đã từng kinh nghiệm là nội tâm càng bình yên, thanh thản chừng nào thì sự tự chủ của ta càng lớn và khả năng vượt thoát cám dỗ, nóng giận càng cao.

Khi tâm vắng lặng, những toan tính và lo âu vụn vặt đời thường tạm thời buông xuống, lúc bấy giờ ta mới cảm nhận sâu săc về sự bình an. Đây là cơ hội quý báu nhất để chúng ta nhìn lại chính mình, thấy rõ mình là ai? Nhờ tâm không bị tham sân si khuấy đục nên hành giả “biết được lợi ích của mình và biết được lợi ích của người hay biết được lơi ích của cả hai” mà bình thường chúng ta chỉ biết có bản thân mình.

Do vậy, dù bề bộn thế nào mỗi ngày chúng ta phải dành một khoảng thời gian để lắng đọng tâm hồn. Có thể tịnh hóa thân tâm bằng tọa thiền, tụng kinh, lễ Phật, niệm Phật, thiền hành hay đi bộ, thưởng thức nghệ thuật, uống trà… với tâm buông xả, chánh niệm tỉnh giác.

Thực hành đều đặn những phương thức thanh tịnh tâm như trên không chỉ giúp tâm trí được thư giản, nghỉ ngơi mà còn trưởng dưỡng những ý nguyện thiện lành và nếu hội đủ duyên lành có thể thăng hoa thành thanh tịnh và giải thoát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đang ăn chơi hưởng thụ thì đủ duyên gặp Phật liền giác ngộ

Lời Phật dạy 11:48 26/04/2024

Đến với đạo sớm hay muộn là nhân duyên, đi trước chưa chắc là sẽ đến trước và đi sau cũng chưa hẳn sẽ về sau.

Nếu có 5 đức này, người tu ở đâu cũng lợi ích

Lời Phật dạy 19:30 23/04/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Kimbilà, tại Veluvana, dạy các Tỷ kheo: Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo trú tại chỗ giúp đỡ rất nhiều cho trú xứ ấy. Thế nào là năm?

Hóa ra, ta thật ít thương yêu

Lời Phật dạy 15:30 23/04/2024

Ngày nay khi xung đột, bạo động và nguy cơ chiến tranh hủy diệt trên thế giới ngày càng cao làm cho nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới càng quan tâm hơn về giáo lý từ bi của đạo Phật.

Pháp sư là vị nói Pháp khiến sinh ly dục và tịch tĩnh

Lời Phật dạy 13:30 22/04/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Xem thêm