Một vị chư tăng trẻ uyên bác
Là một người rất ngưỡng mộ hệ thống triết lý kinh điển vi diệu của Phật giáo. Tuy không phải là Phật tử, mà chỉ là “một quan sát viên” với tư cách là nhà nghiên cứu về lĩnh vực này. Do vậy, tác giả thường nghe các bài pháp thoại của các vị tăng ni Phật giáo khi có thời gian.
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về những Chân dung từ bi
Những bậc cao niên, cao tăng thường uyên bác và thâm hậu là đương nhiên (ví dụ như Tỳ kheo Minh Đức Triều Tâm Ảnh ở Thừa Thiên Huế, ngoài việc thâm hậu trong tu thiền ra, Ngài còn là nhà văn, nhà thơ với bút pháp hiếm có trong thời buổi bây giờ).
Rất nhiều chư vị tăng ni có tuổi đời còn rất trẻ, nhưng được học hành đến nơi đến chốn. Có nhiều vị tu học ở nước ngoài và có học vị cao (Tiến sĩ Phật học) như: Thượng tọa Thích Nhật Từ, Sư cô Thích Nữ Hương Nhũ...và nhiều vị tăng ni đáng kính khác.
Người viết những dòng này tôn trọng, ngưỡng mộ và ghi nhận sự cống hiến của họ đối với cộng đồng. Đặc biệt là khi họ thổi vào cộng đồng một luồng gió trí tuệ, để cho chúng sinh thoát khỏi mê tín, dị đoan và tham sân si.
Chỉ tiếc rằng: Theo dõi trong số tất cả những vụ đại án vừa qua, những bị can bị cáo đã từng giữ các vị trí chủ chốt của các bộ, ngành và các địa phương...Chỉ vì tham, sân, si mà mù quáng tin theo “tà giáo mê tín dị đoan” mà không được tiếp cận với luồng gió trí tuệ như đã nói trên, dẫn tới bị hư hỏng.
Trong hàng vạn bài giảng pháp và pháp thoại của các vị chư tăng, chư ni được Phật tử và những người quan tâm theo dõi trên mạng xã hội. Có một vị chư tăng còn khá trẻ mà tác giả đặc biệt quan tâm, đó là Thượng toạ Thích Pháp Hòa ở Canada. Ngoài “chân dung tướng mạo và tâm thế” của một vị Tăng Sư, Thượng tọa Pháp Hòa còn là một ”kho tàng ngôn ngữ và kinh kệ” đáng ngưỡng mộ. Điều ngạc nhiên và thán phục nhất, đó là khi nghe Thượng tọa Pháp Hoà trần tình: “Thượng tọa Pháp Hòa sang Canada từ năm 12 tuổi và sau đó vào chùa đi tu từ năm 15 tuổi cho đến nay.
Quả là một khả năng phi thường về sự tự học tập rèn luyện và vươn lên để cống hiến cho đời (Theo cách gọi của Phật giáo: tụ tập nghĩa là tu chỉnh, tu sửa, học tập, thực hành để tự hoàn thiện mình...). Thượng toạ Thích Pháp Hoà đi giảng pháp khắp nơi trên thế giới nhưng vẫn giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, chỉ biết đau đáu về quê hương Việt Nam với tất cả những lời trân quý nhất.
Hãy một lần nghe Thượng tọa Pháp Hòa giảng về Phật pháp và pháp thoại với Phật tử để tự biết mình là ai! A di đà Phật.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Xem thêm