Nghĩ về công tác từ thiện Phật giáo trong cơ chế thị trường
525 tỷ VNĐ là con số khá ấn tượng về công tác từ nguyện của Phật giáo Việt Nam. Thế nhưng con số này cũng nói lên tầm vóc và yêu cầu quản lý điều phối nguồn từ thiện nhân đạo của Phật giáo trong cơ chế thị trường.
Lòng tốt, tâm thiện, sự thương người và muốn chia sẻ với tha nhân bất hạnh không phải chỉ Phật giáo mới có, sự tốt đẹp ấy hằng định trong mỗi con người không phân sắc tộc, tôn giáo, giai tầng và trong mọi cảnh huống, thời khắc lịch sử với biểu hiện muôn màu muôn vẻ lấp lánh nhân văn.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, dẫn chứng về lòng nhân và sự từ thiện là chuyện không hề khó như: "thương người như thể thương thân.."; "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"; "lá lành đùm lá rách"....
Từ chỗ nhường nhau bát cơm, nâng người bị ngã, bớt giá một món hàng nhỏ cho người nghèo, tặng trẻ con hàng xóm khó khăn chiếc cặp đến xây dựng nhà, cho xe đạp, tặng học bổng,... ẩn chứa sau đó là câu chuyện dài về sự từ thiện "tự nhiên" đến công tác từ thiện nhân đạo có tổ chức bài bản lớp lang thuận theo sự tiến hóa xã hội và yêu cầu đặc thù của đối tượng trợ giúp hay vùng miền, quốc gia.
Từ tương trợ nhau ở xóm ấp hẻm phố đến hình thành các hiệp hội, tổ chức từ thiện nhân đạo có khi tầm quốc tế, quốc gia hay khu vực cũng là câu chuyện dài mang tính chuyên môn. Thậm chí là chuyên môn sâu về quản trị. Sự đói nghèo, thất học, bệnh tật, nhân tai và thiên tai,...khát khao từng bát cơm san sẻ của đồng loại, từng viên thuốc, manh áo, chiếc chăn,...không khác cánh đồng hạn chờ mưa.
Thế nhưng những hạt mưa từ lòng nhân ái tưới tâm khổ đau có đến được cây cỏ hay không lại là vấn đề đáng suy nghĩ. Không khó liệt kê dẫn chứng từ truyền thông những dẫn dụ tiêu cực trong hoạt động từ thiện nhân đạo, sự hao phí vô lý hàng hóa tài chính từ thiện do quản lý kém hay thiếu trách nhiệm, sự trang cấp hàng hóa không đúng nhu cầu hay kém phẩm chất có ở mọi nơi.
“Của cho” và “cách cho” trong xã hội hiện nay trở thành vấn đề đáng suy ngẫm. "Cách cho" ở đây được hiểu là phương pháp, sự quản trị nguồn lực vật chất - tài chính từ thiện và cấp phát, quản lý nguồn ấy sao cho hiệu quả không phụ lòng những trái tim nhân ái chia sẻ mồ hôi nước mắt của mình cho tha nhân và kỳ vọng vào công tác từ thiện có ý nghĩa và hiệu quả.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm sao để chúng ta không đau lòng khi sau mỗi chiến dịch từ thiện khi có thiên tai địch họa. Đã có nhiều trường hợp ngay sau khi những chiến dịch từ thiện được thực hiện là thông tin về khởi tố vụ án khởi tố bị can có khi là chức sắc có chức phận quan trọng hay nhân vật đức cao vọng trọng liên đới cắt xén, tham ô tiền hàng cứu trợ hay vô trách nhiệm gây thất thoát tiền hàng mồ hôi của đồng bào. Không đau sao được khi có lúc có nơi tiền hàng lại tìm đến những hộ khá giả hay thân thuộc với cán bộ hay quen biết những người có trách nhiệm phân phối tiền hàng từ thiện.
Con số tổng kết 552 tỷ VNĐ cho các hoạt động từ thiện năm 2018 của Phật giáo Việt Nam nói lên tầm vóc và yêu cầu quản lý điều phối nguồn từ thiện nhân đạo của Phật giáo hướng đến hiệu quả cao nhất có thể. Điều này nằm trong yêu cầu chung của công tác từ thiện nhân đạo của xã hội trong bối cảnh kinh tế thị trường.
Làm từ thiện nói chung, từ thiện của Phật giáo nói riêng là sự thiện nguyện bất vụ lợi, vậy yêu cầu về sự chuyên nghiệp có khi gây khó hiểu. Nếu có đội ngũ chuyên viên, nhân sự quản lý điều phối hàng hóa - tài chính từ thiện hay từ khâu vận động, truyền thông,...khép kín quá trình từ thiện từ A đến Z như mọi sự tuân theo quy luật xã hội và cơ chế thị trường khiến không hay ít hao hụt vô lý, đúng đối tượng và đúng nhu cầu, sự cho khâu cẩu thả ban bố như thí giàng mà bài bản, hiệu quả.
Xét cho cùng, công việc quản trị từ thiện của Phật giáo, cũng là công quả. Với chuyên môn, đội ngũ có tri thức kỹ năng của giáo hội không hề ít cùng nguồn lực xã hội, sự liên kết điều phối giữa các cơ sở Phật giáo hữu quan vận hành công tác nhịp nhàng, chuẩn mực.
Tặng cho hộ nghèo một căn nhà song sau đó vẫn dõi theo đời sống và tình trạng kỹ thuật căn nhà ấy và khi có thể, hỗ trợ sửa chữa nhỏ để bảo đảm sử dụng tốt nhất món quà nhân ái. Tặng một học bổng vẫn dõi theo sự học sự sống của sinh viên học sinh nghèo để khi có thể hỗ trợ tinh thần vật chất phù hợp khả năng và yêu cầu của đối tượng. Điều này ở các quốc gia phát triển được thực hiện rất tốt.
Ở phạm vi bài viết có tính đề cập khái quát còn về sự cụ thể có tính chuyên môn không nói đến nhiều, việc ấy thiết nghĩ thuộc về những vị có chức phận trong công tác từ thiện nhân đạo và cần cả sự quan tâm của các mạnh thường quân, những tấm lòng nhân ái đóng góp cho những hoạt động từ thiện lâu nay nhằm hướng đến hiệu quả cao hơn bền vững hơn của hoạt động nhân đạo từ thiện.
Cơ chế thị trường vận hành chi phối mọi cá nhân chủ thể, tu sĩ Phật tử, Giáo hội hay hoạt động từ thiện cũng không nằm ngoài, không phải ngoại lệ. Món hàng từ thiện chuyển qua bưu điện vẫn tính cước phí, vận chuyển hàng hóa hay mọi hoạt động đều phải chi trả,... Nếu không khéo và quá nhiều cảm tính, của cho sẽ bị cách cho làm hỏng hay hao tổn phí lý có khi ngoài ý chí người cho hay bên phân phối, "chỉ tại" khâu quản lý.
Tản mạn suy tư khi đọc trên phatgiao.org.vn mới đây về con số 552 tỷ VNĐ Phật giáo làm từ thiện trong năm 2018.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm