Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nghĩ về tha lực, thấy Di Đà ở quanh ta

Thời gian qua, có duyên với Mật giáo, lại nghĩ nhiều về tha lực. Trong khi những bạn tu tinh tấn mãnh liệt ai cũng đề cao tự lực, mình lại nghĩ quẩn nghĩ quanh về tha lực, thầm thấy nó yếu đuối và buồn cười quá.

Audio

Đó, mới qua vài trận mưa, do mong mưa quá, nghĩ đến vườn cây khô hạn, gặp một cơn mưa to, bỗng biến một hiện tượng bình thường vốn thuận theo thời tiết nhân duyên đơn thuần thành phép màu “tha lực”.

Rõ ràng “tha lực” là những lực ngoài mình mà. Cứ kè kè điện thoại bên mình, không có internet một ngày là bất an ngay.

Những lực làm cho con người ta vừa bình tĩnh vừa mất bình tĩnh, chuyện nào cũng có thể choảng nhau như mấy anh mù rờ voi.

Trước nay niệm Phật, vì chẳng đạt đến chỗ nhất tâm, cứ nghĩ một lúc nào đó trong cơn mơ màng, Đức A Di Đà đưa tay cứu vớt từ cõi Sa-bà bay sang cõi Tịnh độ. Cõi đấy an vui sung sướng lắm, chuông vàng, lầu tía, vàng bạc giăng đầy hai bên đường đi, cứ niệm Di Đà cho tinh chuyên, Tịnh độ thẳng tiến.

Screenshot 2024-06-30 160523

Ngài Thích Ca lạ quá, Ngài không cầm giữ tiền bạc của báu, nhưng trong không ít kinh toàn nói chuyện các vị Phật vị Bồ-tát gặp nhau, chia sẻ chỗ ngồi là những tòa báu, cúng dường cho nhau minh châu vô giá, chuỗi ngọc quý vô ngần.

Nhiều danh tăng tưởng thế là cao đạo bèn điểm tô thêm cho tòa cao rực rỡ, nào hay toà báu là toà “nhất thiết pháp không”.

Phục mấy cụ sư Tây Tạng thiệt, tài thí đến vô biên, nhưng học tiến sĩ Phật học cũng mất 8 năm xoay quanh “Không luận”.

Vậy ai, những ai đã đưa những chuyện ấy vào trong kinh. Bố láo thế ư? Chắc sợ chúng sinh đời sau nói, theo đạo Phật chỉ có nghèo nàn lạc hậu, rồi đi tu hết ai cấy cày cho mà ăn chăng?

Chẳng ngó thấy mọi thứ trợ giúp chung quanh đều là hiện tướng của Di Đà sao? Đó là cái tướng giúp đỡ, cái tướng trợ duyên, an uý…

Đấy, bê bao đậu đen nặng quá, kêu ông sư đệ lại bê cùng cho nhẹ bớt, ngó nghiêng một hồi bỗng thấy ông nội này cũng là Di Đà, kêu cái tới giúp liền. Nếu kêu tha thiết chắc ông ấy sẽ bảo lần sau bê cái gì nặng thì nhớ phải gọi tôi nghen.

Ờ khi nào mình thấy nặng là lúc mình thiếu tha lực. Đức Bổn tôn nói thầm bên tai như vậy. Thì đó, bao bậc chân tu, tay tu, khi già khi bệnh, từ cái gậy, người dìu, đến người đút cơm, bưng bô, giặt giũ, họ đều là Di Đà hoá thân cả, chứ mình còn tự lực, tự chủ được nữa đâu.

Vì thế từ nay cho đến cuối đời, bất cứ ai giúp mình bất kể điều gì từ vật chất đến tinh thần đều xem đó là hiện tướng của Di Đà cả, nhớ nghĩ đến họ thì Tịnh Độ hiện ra, tri ân hết biết.

Cũng như vậy, nghĩ nhớ ngài Di Dà, niệm ngài Di Đà như con mong mẹ đi chợ về, cũng là tri ân mọi tha lực đã tiếp sức cho mình tồn tại giữa cuộc đời này.

Ngay tại mỗi gia đình huyết thống, bao gồm anh em, cha con, chồng vợ…, đã thấy họ đều là tha lực của nhau.  Những sự trợ giúp có điều kiện hay vô điều kiện đều gọi là tha lực, tức là những lực, dự lực bên ngoài mình đã đang và chuẩn bị tiếp sức cho mình.

Ai cũng có những điều kiện nhân duyên lớn nhỏ khác nhau để nương tựa cho những nhu cầu tối thiểu về ăn, mặc, ngủ, ở. Nếu ra khỏi sự nương tựa vô tư của “cho và nhận” thì đó là mối quan hệ của một cộng đồng mang tính thương mại, có toan tính.

Nhưng cho dù là cộng đồng mang tính thương mại đầy toan tính thì mỗi người cũng phải nương dựa vào đó trong tương quan ích mình lợi người và ích lợi cho cả hai.

Tài thí, pháp thí, vô uý thí tương quan chặt chẽ trong đời sống vật chất và tinh thần con người.

Đức Phật từ bỏ cung vàng điện ngọc xuất gia, không cầm giữ tiền bạc của báu, nhưng chung quanh Ngài có những quốc vương, trưởng giả, phú thương, tướng quân hộ đạo. Ngài không trực tiếp cầm giữ đồng tiền, nhưng biết bao pháp lành cho chúng sinh đến từ những ngoại lực ăn, mặc, ở, ngủ tối thiểu kia.

Ngài không cầm giữ tiền bạc mà ngài sống cuộc sống định tỉnh, an lạc như vậy, nên những người giàu có tìm đến cầu đạo vẫn có thể tham chiếu rằng, trong cuộc đời dù không có tiền bạc vẫn có thể đạt đến hạnh phúc an nhiên.

Người hiểu được như vậy đếm ra được bao nhiêu?

Quốc vương vẫn là quốc vương. Phú thương vẫn là phú thương. Nghe đạo xong giác ngộ điều gì thì cũng trở về thực tại ăn, mặc, ở, ngủ, vệ sinh.

Tổ Trần Nhân Tông nói, đói đến thì ăn, mệt ngủ liền. Cứ cho rằng ngủ là tự chủ được đi, nhưng ai cho mình ăn? Chẳng phải cụ Di Đà hiện ra thân đàn na tín thí để cho mình cái ăn hay sao?

Dù đắc Thánh quả ngay tức thì, có thể ngồi thiền cả ngày, lấy thiền làm thức ăn, nhưng kéo dài sự chịu đựng của thân xác ấy được bao nhiêu ngày nhỉ? Hết thức ăn thiền định, bụng réo sôi lên, lại bỏ khu rừng vắng tìm đến tha lực.

Vậy là cái bụng lôi ta đi, hay thức ăn tự tìm đến ta. Cái bụng lôi ta đi, ta phải biết cái bụng lôi ta đi, đó là thấy pháp “đói” hiện tiền. Nóng lạnh cũng vậy thôi. Thiền minh sát nào cũng từ những thực tại đang là. Các cảnh giới khác nhau đến đó rồi, trở ra nói lại, dù diễn tả đến đâu thì cũng “mơ màng” lắm nỗi.

Giới là đưa cái bình bát ra, định là đón nhận thức ăn, tuệ là bỏ vào miệng nhai.

Đưa cái dép ra hứng cơm thì không phải giới. Không thấy thức ăn đã có trong bình mà còn đưa ra hứng thêm là thiếu định. Cơm không bỏ vào miệng mà bỏ ra ngoài là thiếu tuệ. Nhìn thấy Tam vô lậu trong bát cơm ấy, không tìm cầu thì Chánh đẳng Chánh giác cũng hiện ra.

Lại nhớ, có vị gia nhập Tăng đoàn của Phật, tu đến mấy chục năm, bỗng một ngày thốt lên với Phật, ta theo Phật tu học trong mấy mươi năm mà chẳng đắc cái quả gì, chứng tỏ giáo pháp của Ngài chẳng có gì đặc biệt, nay ta chán nên muốn rời khỏi đây.

Đức Phật nghe xong bèn nói, khi ông vào tu ta có hứa với ông rằng ông sẽ đắc quả gì đâu, ông cứ tự nhiên rời khỏi đây đi.

Khổ nhất là khi tìm một cái quả gì đó để đắc. Xem ra sống với cái bình thường ăn mặc ở ngủ cũng thật khó vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nghĩ về tha lực, thấy Di Đà ở quanh ta

Phật giáo thường thức 16:02 30/06/2024

Thời gian qua, có duyên với Mật giáo, lại nghĩ nhiều về tha lực. Trong khi những bạn tu tinh tấn mãnh liệt ai cũng đề cao tự lực, mình lại nghĩ quẩn nghĩ quanh về tha lực, thầm thấy nó yếu đuối và buồn cười quá.

Phải chăng “Bát kỉnh Pháp” được thiết lập do “hoàn cảnh của thời đại ấy”?

Phật giáo thường thức 15:30 30/06/2024

Hỏi: Chúng tôi băn khoăn vì nếu Bát kỉnh pháp mà Phật đặt ra do “hoàn cảnh của thời đại ấy” và để “phù hợp với hoàn cảnh thời bấy giờ” thì Bát kỉnh pháp có vai trò và vị trí thế nào trong hoàn cảnh và thời đại hiện nay?

Nương theo Chánh pháp để đẩy lùi mê tín

Phật giáo thường thức 14:35 30/06/2024

Gần đây, mẹ có đi xem bói, thầy bói nói là tôi sẽ giống số phận của bố, cần phải làm lễ để hóa giải. Mẹ tôi ngày đêm không ngủ được, thường lo lắng và suy nghĩ về điều đó. Có phải số phận con người được định trước, khi gặp chuyện gì đó không tốt thì phải làm lễ để hóa giải?

Thực chất của giáo dục nhân quả chính là giáo dục đức hạnh

Phật giáo thường thức 14:00 30/06/2024

Chúng ta muốn biết tiền đồ của mình là tươi sáng hay là đen tối thì ngay trong khởi tâm động niệm, cử chỉ hành vi của mình đại khái sẽ biết được.

Xem thêm