Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 18/12/2022, 09:30 AM

Người tu thành Phật (Phần 6)

Tu để cầu Phật độ. Phật độ chính là tự độ theo sự giáo hóa của Phật. Đó là tự nguyện hành trì chánh pháp để làm hiển lộ chân tâm Phật tánh còn ở dạng tiềm ẩn có sẵn trong tâm mình. Phật tánh hiển lộ là thành Phật.

Audio

8. Tu là báo ân Phật, cúng dường Phật và đảm trách Như Lai ( tiếp theo)

Tu là đảm trách Như Lai

Người Con có hiếu được Cha nuôi dạy đến tuổi lớn khôn tự nhận lấy công việc phụ giúp Cha trong việc mưu sinh cho cả gia đình. Người Phật tử báo đền ân Phật, cúng dường Phật bằng cách đóng vai trợ tá cho Phật trong việc hóa độ chúng sanh. Từ cương vị người đệ tử trung thành, hành giả trở nên nhân viên thừa hành tận tâm giúp việc cho Phật. Nói dễ hiểu hơn, thời gian tu trì Chánh Đạo coi như thời gian tập sự để đảm nhận chức vụ làm Phật. Muốn thạo việc cần phải tập sự, muốn thành Phật cần phải tu.

9. Đạo Phật là hệ thống giáo hóa viên dung

Theo từ ngữ VIÊN là tròn đầy, trọn vẹn hoàn toàn, DUNG là nóng chảy ra và hòa tan vào nhau. Trong Phật học, giáo hóa viên dung là dạy sao cho đệ tử chứng ngộ hoàn toàn và hòa nhập vào nhau Hai tâm như Một, tâm đệ tử và tâm Phật, nghĩa là người con Phật trở thành Phật, cũng đạt tới bậc Đại Giác, Nhất Thiết Chủng Trí. Đây chỉ là lối giải thích theo từ ngữ, theo phương tiện diễn tả.

Theo cứu cánh nội dung, giáo lý đạo Phật không thể diễn tả được bằng ngôn ngữ văn tự, phải dùng cách tâm truyền tâm để làm cho đệ tử minh tâm, kiến tánh và thành Phật. Câu Vô tự chân kinh diễn ý này.

Để gây một ấn tượng về hiệu năng tu chứng, kinh sách thường dùng những thành ngữ vô cùng vô tận, vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn, không thể cân đo đong đếm được... Sau đây là một số dẫn giải cụ thể hơn:

Phật pháp không độ riêng cho loài người mà độ cho tất cả mọi loài hữu tình, mọi loài chúng sanh như cầm thú sâu bọ...

Tất cả mọi loài chúng sanh đều được độ vô điều kiện dù hạ căn thấp xuống đến mức nào cũng không bỏ sót như con giòi sống trong đống phân.

Phật pháp độ cho đến tận cùng viên mãn Phật quả như vị Bồ-tát đến mai sẽ chứng ngộ thành Phật, hôm nay vẫn còn được độ cho hoàn tất Phật quả.

Phật pháp không độ riêng cho thành phần có ưu thế như chư tăng, Phật tử, vua chúa, người trí thức... Càng u mê càng khổ não càng được độ đầy đủ. Phật pháp bình đẳng trong việc hóa độ chúng sanh, không bỏ sót một thành phần nào.

Người tu thành Phật (Phần 5)

275850493_2233850450100344_7685668900770354221_n

10. Giáo lý đạo Phật chỉ hóa độ, không có pháp môn nào trừng phạt chúng sanh

Đạo Phật là đạo TỪ BI, tất cả các pháp môn đều nhằm mục đích hóa độ chúng sanh, làm cho bớt khổ thêm vui, chuyển hóa tâm thức tín đồ từ Vô Minh đến Giác Ngộ, từ Phiền Não đến An Lạc, từ Vọng Động đến Thanh Tịnh. Không có pháp môn nào trừng phạt chúng sanh dù trong trường hợp có tội vì Tham Sân Si, có mắt như mù có tai như điếc, không nhìn thấy Phật, không nghe thấy lời Phật dạy. Giáo hóa chúng sanh là tìm mọi cách để nâng lên càng cao càng tốt, không có chiều hướng dìm xuống như nhiều tôn giáo khác.

Kết luận:

Người Phật tử xuất gia hay tại gia phát nguyện hành trì chánh pháp quán sâu Chánh Niệm NGƯỜI TU THÀNH PHẬT: Ta là Người nhất tâm tu, chắc chắn Ta sẽ thành Phật. Sự viên thành Phật quả chưa ở đời này thì cũng ở một đời sau trong tương lai theo sự chuyển nghiệp của Luân Hồi Quả Báo.

Hành giả tiến tu trên đường Giải Thoát giống như người leo thang. Người đang thọ nghiệp thế gian ở bậc thang khoảng giữa, mỗi bậc là một pháp giới. Bậc tận cùng thấp nhất là Địa Ngục, bậc tận cùng cao nhất là Phật. Lý Nhân Quả dạy gieo Nhân lành là leo lên bậc thang trên, gieo Nhân ác là tụt xuống bậc thang dưới. Sau khi nhận thức tường tận Chân lý như vậy, hành giả có toàn quyền tự do quyết định việc leo lên hay tụt xuống. Phật không hề cõng ai leo lên khi người này đứng yên tại chỗ rồi miệng khấn tay vái cầu xin Phật độ. Cũng không có trường hợp nào Phật dùng lực vô biên ra lệnh cho ai bắt buộc phải tụt xuống hay đẩy ai cho té xuống vì đã làm trái lời Phật dạy.

Tóm lại, Tu để cầu Phật độ. Phật độ chính là Tự độ theo sự giáo hóa của Phật. Đó là tự nguyện hành trì Chánh pháp để làm hiển lộ Chân Tâm Phật tánh còn ở dạng tiềm ẩn có sẵn trong Tâm mình. Phật tánh hiển lộ là thành Phật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa Đại lễ Tam hợp Vesak, tưởng niệm đức Phật đản sinh, Thành đạo và Nhập Niết bàn

Nghiên cứu 12:00 11/05/2024

Ngày Đại lễ Tam Hợp Vesak mang những ý nghĩa rất sâu sắc, rộng lớn, biểu trưng cho các nguyên lý của Phật giáo, mang lại vô số lợi lạc cho chúng sinh. Cuộc đời của đức Phật và sự hình thành Phật giáo được công nhận là sự kiện quan trọng, mang lại một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại.

Tìm hiểu về khả tính thành Phật của nữ nhân

Nghiên cứu 15:00 07/05/2024

Chính từ sự kiện 'nữ nhân khả tính' một phần nhấn mạnh tầm quan trọng của bức thông điệp 'Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành', duy nhất, tuyệt vời chỉ có ở giáo Pháp của đức Phật, cũng là lời khẳng định về tính thống nhất toàn bộ tư tưởng Phật giáo.

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Xem thêm