Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 22/08/2020, 08:28 AM

'Nước tương chùa' vang danh ở Sa Đéc

Hủ tiếu Sa Đéc từ lâu đã trở thành một trong những món ăn nổi tiếng ở miền Tây mà nhiều du khách không thể bỏ qua khi có dịp đến với Đồng Tháp. Nhưng ít ai biết rằng, để làm thêm hương vị đậm đà cho tô hủ tiếu này có một thành phần không thể thiếu đó là món “nước tương chùa”.

Có một “Buddha Yoga” độc đáo ở thành phố buồn Đà Lạt

Sở dĩ được gọi là “nước tương chùa” là vì loại nước tương này được chế biến từ một ngôi chùa rất nổi tiếng, tồn tại cả trăm năm qua ở TP. Sa Đéc. Đó là chùa Phước Huệ.

Đậu phải được chà cho meo bung ra nước tương mới ngon.

Đậu phải được chà cho meo bung ra nước tương mới ngon.

SC.Thích nữ Huệ Định, người có mấy chục năm gắn bó với việc làm nước tương ở đây cho biết, ban đầu việc làm nước tương chỉ là phục vụ nhu cầu ăn uống của các sư cô, Phật tử. Về sau, Phật tử thấy ngon nên đến viếng chùa rồi hỏi mua, số lượng sản xuất cũng ngày càng nhiều.

Quy trình chế biến ra loại nước tương này vô cùng công phu, không hề đơn giản. Tất cả các công đoạn chế biến đều được các sư cô ở đây làm thủ công theo quy trình truyền thống có từ hàng trăm năm qua. Nguyên liệu chính làm ra loại nước chấm này chính là đậu nành.

Đậu nấu tương phải là loại đậu tốt nhất, khi nấu phải canh cho đậu chín vừa, sau đó mang đi ủ meo trong nhà kín, 1 tuần sau khi đậu khô cứng thì mang đi chà cho meo bung ra.Sau khi hạt đậu đươc chà xong thì đem ngâm nước muối, chờ 1 tháng sau rút nước, từ đây cho ra nước tương, phần cái sẽ làm tương hột và chao. Nước sau khi rút ra sẽ được thắng với đường để có nước có màu đen sậm rất đặc trưng với hương vị vừa miệng.

Cũng theo SC.Huệ Định, mỗi dạ đậu nành sản xuất được khoảng 40 lít nước tương. Mỗi đợt nấu, sau khi trải qua các công đoạn phải đợi tới hơn 6 tháng mới có thể bán cho khách.

Nước tương ở chùa Phước Huệ được sản xuất theo phương thức truyền thống.

Nước tương ở chùa Phước Huệ được sản xuất theo phương thức truyền thống.

Mái chùa nhỏ và lòng nhân hậu của một Sư cô

Tại đây, mỗi đợt, nhà chùa nấu khoảng 200 lít nước tương và chỉ trong vòng nửa tháng là đã bán hết. Do đó, chùa phải sản xuất liên tục mới có đủ số lượng cung cấp cho Phật tử và khách thập phương.

Ngoài khách hàng thân quen là các chủ quán hủ tiếu trên địa bàn thì khách thập phương từ các tỉnh thành khác khi đặt chân đến Sa Đéc đều đến tìm mua.

Ông Võ Phú Thành, xã Hội An Đông, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) cho biết, mặc dù nhà xa nhưng mỗi lần có dịp đi ngang qua Sa Đéc ông đều phải ghé vào mua để làm quà cho người thân và gia đình sử dụng vì gia đình rất “mê” hương vị nước tương này.

Một trong những sự kết hợp độc đáo làm tăng thêm sức hấp dẫn cho nước tương chùa Phước Huệ đó là dùng làm nước chấm ăn kèm với hủ tiếu Sa Đéc. Không biết tự bao giờ mà nước tương chùa này đã trở thành linh hồn của món hủ tiếu Sa Đéc, vang danh khắp gần xa, hút hồn thực khách.

Nước tương sau khi sản xuất phải phơi vài tháng mới mang ra bán

Nước tương sau khi sản xuất phải phơi vài tháng mới mang ra bán

Tu sĩ Phật giáo tại Campuchia sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Hiện tại nhà chùa có hẳn một khu bán hủ tiếu chay phục vụ Phật tử và khách thập phương, hủ tiếu được bán ở đây cũng là loại hủ tiếu ngon nhất TP. Sa Đéc và ăn kèm với nước chấm là nước tương chùa.

Vì thế, những ngày ít khách nhất cũng bán khoảng 200 tô hủ tiếu, riêng những ngày đắt khách cũng bán trên dưới 400 tô. Đặc biệt là những ngày rằm, ngày lễ thì số lượng tăng gấp đôi. Ngoài nước tương, thì tương hột và chao cũng là 2 món độc đáo của nhà chùa.Hiện nay, thị trường với nhiều loại nước tương được sản xuất theo công nghệ nhưng các sư cô chùa Phước Huệ vẫn tiếp tục kiên trì với phương pháp sản xuất thủ công, truyền thống mà hàng chục năm qua nhà chùa vẫn làm.

Do đó, sản phẩm truyền thống độc đáo ở chùa làm ra đều là sản phẩm sạch, an toàn đến với người tiêu dùng. Điều này đã làm nên “thương hiệu nước tương chùa” ở TP. Sa Đéc ngày càng có tiếng vang.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Góc nhìn Phật tử 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Góc nhìn Phật tử 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Xem thêm