Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 21/10/2019, 08:33 AM

Pháp Tam vô lậu học (II)

Do giữ Giới nên sinh Định, do Định phát sinh trí huệ dần nhận rõ thực tướng của vạn pháp. Người tu học Phật pháp trước hết phải học Tam vô lậu học cho thông suốt, giữ gìn Giới luật cho nghiêm trang, trí huệ sáng suốt thì con đường tu học mới đạt đến quả vị Vô thượng Bồ đề.

 >>Kiến thức

Định vô lậu

Định tiếng Phạn Samadhi, nghĩa là tập trung tâm ý vào một đối tượng duy nhất, không để cho tâm ý tán loạn. Một khi tâm chúng ta định tĩnh và tập trung vào một đối tượng duy nhất, tâm nhất cánh tánh không còn phân biệt tán loạn, đoạn trừ được năm triền cái, chứng năm thiền chi, dẫn đến Định Huệ phát sinh, đạt được an lạc lớn.

Bài liên quan

Đức Phật dạy: “Chớ sống đời phóng dật, chớ say mê lục dục”. Thế nên, hành giả tu tập Tam muội nếu vì tự lợi, vì lợi dưỡng mà chẳng vì chúng sinh, chẳng vì Hộ pháp. Vì thấy những lỗi tham dục, ăn uống, vì thấy những căn nam nữ, chín chỗ bất tịnh, vì tranh đấu cãi cọ, đánh đập giết hại lẫn nhau... Nếu vì những việc như vậy mà tu tập Tam muội thì chẳng gọi là tu tập Tam muội thanh tịnh vô lậu. Do đó, hành giả tu tập tam muội phải vì chúng sinh, đối với chúng sinh có tâm bình đẳng, làm cho chúng sinh được pháp bất thối, khiến cho chúng sinh chẳng thối tâm Bồ đề, làm cho chúng sinh được Thủ Lăng Nghiêm Tam muội, được Kim cang Tam muội, được Đà la ni, được Tứ vô ngại… Nhưng lúc thực hành chẳng thấy Tam muội, chẳng thấy tướng Tam muội, chẳng thấy người tu tập, chẳng thấy quả báu. Nếu thể được như vậy thì gọi là người tu tập Chánh định thanh tịnh vô lậu. Thế nên, hành giả có thể tu tập Định chơn chánh để dứt trừ những tà tam muội thế gian.

Do nhiếp tâm mà đoạn trừ được phiền não nên tâm được Định, trí huệ phát sinh, thấy được vạn tượng sum la hiện rõ trong tự tâm của chúng sinh dẫn khởi từ thân, khẩu, ý thanh tịnh tức ly dục, ly bất thiện pháp. Do đó, Định là chế ngự và chặn đứng vọng niệm, đoạn trừ phiền não được khinh an hỷ lạc, nhất tâm trí huệ vô lậu phát sinh làm cơ sở giải thoát giác ngộ cứu cánh.

Do nhiếp tâm mà đoạn trừ được phiền não nên tâm được Định, trí huệ phát sinh, thấy được vạn tượng sum la hiện rõ trong tự tâm của chúng sinh dẫn khởi từ thân, khẩu, ý thanh tịnh tức ly dục, ly bất thiện pháp. Do đó, Định là chế ngự và chặn đứng vọng niệm, đoạn trừ phiền não được khinh an hỷ lạc, nhất tâm trí huệ vô lậu phát sinh làm cơ sở giải thoát giác ngộ cứu cánh.

Do đó, Định có ba thứ:

a. An trụ Định: là giới hạn tư tưởng vào một đối tượng duy nhất, không phân biệt tán loạn, gạn lọc tâm, chế ngự phiền não vọng tâm, làm cho các pháp bất tịnh không phát khởi, thiện pháp càng tăng thì trí huệvô lậu phát sinh:

“Ngồi yên nơi thanh vắng

Lặng lẽ diệt điều ác

Đạm bạc được nhất tâm

Vui ấy không ai bằng”

b. Dẫn phát Định: là do tâm định tĩnh, trí huệ phát sinh, thành tựu Tam Minh Lục Thông do những năng lực mà tùy duyên hóa độ chúng sinh, thi hành mọi Phật sự mà không bị chướng ngại. Như Đông Sơn Thiền sư nói:

“Không môn có lối nhiều người đến

Đến rồi thấy sự lạ thường

Tâm địa nên không còn phiền não

Tự nhiên thân được tỏa hào quang”

c. Biện sự Định : là do năng lực Thiền định nên định tĩnh và có sức mạnh phi thường, chuyển hóa được các đối tượng hay nói đúng hơn thì nhiếp tâm lại thì việc gì cũng hoàn thành. Như Cổ đức nói:

“Hồ thu in bóng, bóng thùy dương

Vạn tượng sum la hiện không lường

Ẩn hiện tùy  duyên đồng một thể

Làn làn giác tánh chiếu muôn phương”.

Do đó, chúng ta thấy do nhiếp tâm mà đoạn trừ được phiền não nên tâm được Định, trí huệ phát sinh, thấy được vạn tượng sum la hiện rõ trong tự tâm của chúng sinh dẫn khởi từ thân, khẩu, ý thanh tịnh tức ly dục, ly bất thiện pháp. Do đó, Định là chế ngự và chặn đứng vọng niệm, đoạn trừ phiền não được khinh an hỷ lạc, nhất tâm trí huệ vô lậu phát sinh làm cơ sở giải thoát giác ngộ cứu cánh.

Huệ vô lậu

Huệ học là môn học trí huệ, huệ học có công năng nhận xét chơn lý, thấu triệt vạn pháp không còn lầm lạc mê mờ. Cho nên người học Phật cần phải có trí huệ sáng suốt để soi phá vô minh phiền não, nhận thức điều chơn giả hư ngụy, chánh tà. Nếu người tu không có trí huệ sáng suốt thì không sao tránh khỏi lầm lạc, nhận giả làm chơn, nhận hư làm thật.

Muốn có trí huệ đức Phật đưa ra nhiều pháp tu, trong đó “Văn-Tư-Tu và Giới – Định – Huệ” là pháp thường được nhắc nhở và thực hành nhiều nhất.

Muốn có trí huệ đức Phật đưa ra nhiều pháp tu, trong đó “Văn-Tư-Tu và Giới – Định – Huệ” là pháp thường được nhắc nhở và thực hành nhiều nhất.

Bài liên quan

Cũng có thể nói: Trí là thể tánh sáng suốt trong sạch, Huệ là cái diệu dụng xét soi tự tại. Trí huệ vô lậu là thể tánh sáng suốt, có khả năng soi sáng sự vật một cách thấu đáo tinh tường đến nơi đến chốn không sai lầm. Trong Luật đức Phật dạy: “Con lạc đà, con bò, con trâu chở nặng, loài ngạ quỷ chịu đói khát chưa phải là khổ. Còn con người không có trí huệ, không biết phương hướng mà tu hành thì mới thật là khổ”. Thế nên, muốn có trí huệ đức Phật đưa ra nhiều pháp tu,  trong đó “Văn-Tư-Tu và Giới – Định – Huệ” là pháp thường được nhắc nhở và thực hành nhiều nhất.

Văn huệ: là do sự học hỏi, nghe pháp, mắt thấy văn tự hiểu được nghĩa lý, lâu ngày phát sinh trí huệ gọi là Văn huệ.

Tư huệ: là do trí suy nghĩ tìm tòi rõ được nghĩa lý, hiểu được sự thật gọi là Tư huệ.

Tu huệ: do sự giữ giới trì trai, lập nhiều công quả, tụng kinh trì chú, niệm Phật thể nhập chân lý mà giác ngộ chứng được sự thật gọi là Tu huệ.

Văn – Tư – Tu tương quan mật thiết với nhau, hành giả chuyên tu ba pháp này thì thành tựu được tất cả. Trong Kinh đức Phật dạy : “Văn huệ, Tư huệ, Tu huệ là ba môn không thể thiếu được. Nếu nghe mà không suy nghĩ tu tập thì như người làm ruộng mà không gieo mạ, nếu suy nghĩ mà không tu thì như người làm ruộng mà không cho nước vào ruộng như thế thì không có kết quả. Cho nên, Huệ này mà đầy đủ thì chứng Tam thừa. 

Tu huệ : do sự giữ giới trì trai, lập nhiều công quả, tụng kinh trì chú, niệm Phật thể nhập chân lý mà giác ngộ chứng được sự thật gọi là Tu huệ.

Tu huệ : do sự giữ giới trì trai, lập nhiều công quả, tụng kinh trì chú, niệm Phật thể nhập chân lý mà giác ngộ chứng được sự thật gọi là Tu huệ.

Bài liên quan

Do vậy, Trí huệ là con thuyền chắc chắn để vượt qua biển sinh, lão, bệnh, tử, là ngọn đèn sáng nhất đối với hắc ám vô minh, là búa sắt chặt cây phiền não. Nên bậc trí luôn mang bên mình thanh gươm sắt bén để chặt đứt dòng sinh tử vô minh. Vì người có trí là người hằng sống đúng chánh Pháp, chánh niệm luôn tỉnh giác nơi nội tâm thường hằng quán chiếu pháp do nhân duyên là giả hợp “Chư pháp tùng duyên sinh, diệc tùng nhân duyên diệt”, người hiểu và hành được chân lý này là “chế tâm nhứt xứ, vô sự bất biện” quả nhiên nước trong thì trăng cảnh hiện, tâm định thì trí huệ hiển bày.

Qua ba pháp Vô lậu ta thấy rằng do giữ Giới nên sinh Định, do Định phát sinh trí huệ dần nhận rõ thực tướng của vạn pháp. Người tu học Phật pháp trước hết phải học Tam vô lậu học cho thông suốt, giữ gìn Giới luật cho nghiêm trang, trí huệ sáng suốt thì con đường tu học mới đạt đến quả vị Vô thượng Bồ đề.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hãy xem mình là khách viễn du

Kiến thức 14:40 25/11/2024

Hạnh phúc lâu dài không thể có được bằng việc tích lũy vật chất. Dầu có bao nhiêu bạn, họ cũng không thể khiến ta hạnh phúc. Hoặc đắm chìm trong sắc dục không ích lợi gì ngoài việc đưa ta đến khổ đau.

Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?

Kiến thức 11:44 25/11/2024

Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.

Thế nào gọi là pháp sư?

Kiến thức 09:37 25/11/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Xem thêm