Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 10/06/2024, 08:49 AM

Phật pháp nhiệm mầu

Có một câu ngạn ngữ rất hay: “Khi không thay đổi được hoàn cảnh, thì hãy mạnh mẽ lên để thích nghi với hoàn cảnh”. Và tôi đã làm được điều đó!

Ba năm chồng vắng nhà, tôi đã cố bơi, ngụp, lặn, có những lúc tưởng chìm luôn vì trầm uất và căng thẳng (stress), vì lo, vì buồn, vì nhớ. Những đợt trầm uất kéo dài làm tôi vốn đã ít nói càng trở nên câm lặng, nếu có nói thì cũng chỉ toàn la con, mắng cháu. Nhích cái miệng lên để cười là cả một sự gồng mình nỗ lực.

Tôi nhiều lần la lối, mắng nhiếc, thậm chí dọa dẫm nhưng chồng tôi vẫn không về. Lý do rất đơn giản mà cũng rất chính đáng: Anh tìm thấy niềm vui với công việc, vị trí, môi trường làm việc hiện tại, điều mà anh chưa bao giờ có được kể từ ngày về nước. Tôi cuối cùng cũng nhận ra: Mình không thay đổi được hoàn cảnh. Vậy thì chỉ còn cách chấp nhận hoàn cảnh và thay đổi chính mình để vượt qua giai đoạn khó khăn này trong cuộc sống.

Tôi bắt đầu tìm đến với Phật pháp. Tôi thấy mình hạnh phúc hơn, đỡ trầm uất hơn khi xem các chương trình như Hoa mặt trời hay Phật pháp nhiệm mầu trên Youtube. Những lúc tâm trí nặng nề tôi cố gượng dậy đọc kinh Phật và thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn. Tôi bắt đầu tập buông: Cho đi nhiều hơn và không quá đèo bồng.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Càng đọc Phật pháp và tập thực hành những điều Phật dạy, tôi càng tìm thấy niềm an vui, hạnh phúc. Tâm tôi nhẹ nhõm, trí tôi sáng suốt, tôi làm việc hiệu quả hơn. Rồi công việc và các mối quan hệ của tôi cũng trở nên suôn sẻ, tốt đẹp. Không khí gia đình cũng hết ngột ngạt, con tôi hạnh phúc hơn vì tôi cười nói nhiều hơn và không còn quát tháo chúng như trước nữa. Những đợt trầm uất giảm hẳn lúc nào tôi cũng không hay.

Trước đây mỗi tháng tôi bị trầm uất hết 20 ngày thì bây giờ dường như không còn nữa. Và thi thoảng nếu có thì mức độ trầm uất cũng giảm, mà lại trôi qua rất nhanh. Bạn bè gặp lại ngạc nhiên hỏi tại sao dạo này trông tôi trẻ và đẹp ra. Tôi chỉ biết trả lời: “Đó là nhờ tu theo Phật pháp”.

Từ chỗ gây khó dễ cho chồng, tôi trở thành điểm tựa động viên, khuyên nhủ chồng trong những lúc anh gặp khó khăn trong công việc. Tôi vẫn mong anh sớm về để gia đình đoàn tụ, sống một cuộc sống cân bằng hơn, nhưng tôi cũng biết vui vẻ chấp nhận và động viên anh nếu như công việc chưa cho phép anh về được.

Tôi vẫn biết mình còn nhiều tham sân si lắm, và cần phải tu tập nhiều trong quãng đời còn lại để giải bớt những nghiệp chướng đã gây ra trong kiếp này và những kiếp trước. Tận đáy lòng, tôi rất biết ơn nhân duyên đã đưa tôi đến với Phật pháp, được Phật pháp soi đường để có thể bước đến an lạc cũng như dìu dắt con mình sống theo Phật pháp để được hạnh phúc.

Tôi rất biết ơn người dì, một Phật tử thuần thành đã dẫn tôi đến chùa quy y với thầy bổn sư. Nhờ nhân duyên đó mà tôi được biết đến thầy, được học Phật pháp từ những bài giảng và sách của thầy, được tụng kinh Phật tiếng Việt do thầy soạn dịch, và được hưởng ứng công tác Phật sự và từ thiện của thầy. Nhờ thầy dẫn dắt, nhờ Phật pháp soi đường, tôi mới có được như ngày hôm nay.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Biết khi nào mới đủ?

Góc nhìn Phật tử 10:10 28/09/2024

Trong cuộc đời mỗi người, chúng ta thường tự hỏi: “Bao giờ mới là đủ?” Khi còn trẻ, tôi cũng như nhiều người khác, luôn nghĩ rằng chỉ cần có thêm một chút nữa – thêm tiền, thêm thành công, thêm sự công nhận – tôi sẽ cảm thấy đủ đầy và hạnh phúc.

Ứng dụng giáo lý nhà Phật vào trong kinh doanh

Góc nhìn Phật tử 09:09 28/09/2024

Ứng dụng giáo lý nhà Phật vào kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp thành công về mặt tài chính mà còn xây dựng được một văn hóa làm việc tích cực, hài hòa.

Rượt nhau giữa cuộc nhân sinh, vào ra đau khổ, quẩn quanh luân hồi

Góc nhìn Phật tử 16:30 27/09/2024

Khi còn cuốn vào vòng thị phi nhân ngã, thì sẽ có ngày những thị phi nhân ngã làm cho nông nổi, hồ đồ. Khi còn đi tìm bình an ở đâu đó trên những con đường bên ngoài thân tâm thì bình an kia càng xa vời vợi.

Cố thay đổi người khác là khởi đầu của đau khổ

Góc nhìn Phật tử 16:00 27/09/2024

Trong giáo lý của đạo Phật, mọi đau khổ đều bắt nguồn từ sự chấp ngã – cái “tôi” luôn muốn kiểm soát, luôn muốn uốn nắn mọi thứ theo ý mình.

Xem thêm