Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tâm nhiễm ô và vô minh khác nhau như thế nào?

Từ vô minh sanh ra tâm nhiễm ô (Tam tế, Lục thô) nên vô minh là gốc, mà tâm nhiễm ô là sự sai biệt của vô minh. Vô minh thuộc về mê “Lý”, tức là sở tri chướng, làm chướng ngại Hậu đắc trí, cũng gọi là Sai biệt trí (trí này phân biệt các pháp sai biệt thế gian).

Audio

 CHÁNH VĂN

_ Tâm ô nhiễm là phiền não chướng (phiền não ngại) làm chướng ngại căn bản trí (vô phân biệt trí) duyên Chơn như.

_ Vô minh là sở tri chướng (trí ngai làm chướng ngại hậu đắc trí (tự nhiên nghiệp trí) duyên các pháp sai biệt của thế gian.

_ Tại sao tâm nhiễm ô lại chướng ngại căn bản trí? _ Vì tâm nhiễm ô sanh ra Năng kiến tướng (kiến phần) và Năng hiện tướng (tướng phần) rồi vọng sanh ra chấp thủ cảnh giới (thuộc về Lục thô), nên trái với tánh Chơn như bình đẳng

_ Tại sao vô minh(bất giác) lại chướng ngại Hậu đắc trí (sai biệt trí)? Vì các pháp thường tịnh, không có khởi động; còn vô minh thì bất giác vọng động, nên trái với tánh thường tịnh của các pháp. Bởi thế nên không thể tuỳ thuận biết hết các cảnh giới thế gian.

Vô minh đến từ đâu

Hình minh họa

Hình minh họa

LƯỢC GIẢI

Vô minh và tâm nhiễm ô khác nhau thế nào? 

Từ vô minh sanh ra tâm nhiễm ô (Tam tế, Lục thô) nên vô minh là gốc, mà tâm nhiễm ô là sự sai biệt của vô minh.

Vô minh thuộc về mê “Lý”, tức là sở tri chướng, làm chướng ngại Hậu đắc trí, cũng gọi là Sai biệt trí (trí này phân biệt các pháp sai biệt thế gian).

Tâm ô nhiễm thuộc về mê “Sự”, tức là phiền não chướng, làm chướng ngại Căn bản trí; cũng gọi là Vô phân biệt trí (trí này duyên Chơn như).

Tại sao phiền não (tâm nhiễm ô) làm chướng ngại Căn bản trí, còn Sở tri (vô minh) lại chướng ngại Hậu đắc trí? _ Tánh Chơn như bình đẳng, không có năng sở bỉ thử, nên phải dùng Căn bản trí (vô phân biệt trí) mới duyên được Chơn như. Song vì phiền não là tâm nhiễm ô lại chao động, có năng sở bỉ thử, ngàn sai muôn khác, trái với chơn như bình đẳng, nên làm chướng ngại “Vô phân biệt trí” (Căn bản trí).

Các pháp thế gian không rời chơn như, và chơn như đã thanh tịnh nên các pháp thế gian cũng phải thanh tịnh. Song vì vô minh bất giác, trái với tánh thanh tịnh của các pháp, nên không thật biết được các pháp. Bởi thế nên vô minh (sở tri chướng) làm chướng ngại Sai biệt trí (Hậu đắc trí).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Vì sao có sự khác biệt về tượng Phật thờ cúng ở các chùa?

Phật giáo thường thức 16:00 02/05/2024

Hỏi: Vì sao ở chùa Nam Tông chỉ thờ mỗi Phật Thích Ca, còn chùa Bắc Tông thì thờ rất nhiều chư Phật, Bồ Tát? Ở các gia đình còn thờ ông thần tài, ông địa, ông công, ông táo...Con không biết nên thờ như thế nào thì đúng ạ.

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Phật giáo thường thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Ngộ ra những điều “không thể được” để tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên

Phật giáo thường thức 13:05 02/05/2024

Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được”. Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Tụng kinh là ở gần Phật

Phật giáo thường thức 09:55 02/05/2024

Là Phật tử dù xuất gia tu hành hay cư sĩ Phật tử tại gia cũng phải thường xuyên tụng kinh niệm Phật ngồi thiền. Như thế không khác gì chúng ta đang ở gần Phật, được Phật giáo hoá, tăng trưởng tâm Phật.

Xem thêm