Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tiếng vọng mùa Vu Lan

Trưa vắng, rực nắng hè, từng cơn gió nóng rát thổi thốc bên hiên nhà. Tôi dìu cha tập đi, lẫm chẫm từng bước nhỏ. Cha già như chuối chín cây, tuổi cao sức yếu, đôi chân gầy guộc;

Góc bếp thơm nồng mùi rơm khói. Tôi hít hà hương quê. Mẹ đang lúi húi nấu bữa cơm trưa. Nhìn mái tóc bạc lơ phơ của Mẹ, đôi tay sạm nắng, nhăn nheo nhặt từng cuộng rau muống nhỏ. Tôi bất giác thở dài.

Về quê. Tạm xa thanh phố, tôi tranh thủ nghỉ phép về quê, thăm cha già mẹ héo. À, không, nói đúng hơn là thăm tuổi thơ của chính mình… 

Cha dắt tôi chập chững đi những bước đầu tiên, bức ảnh đen trắng ố vàng còn đó. Những lần trèo cây bị ngã, tôi bật khóc. Ánh mắt nghiêm từ của cha ngay trước mặt. Những ngày rong ruổi thả diều, chăn bò bên triền đê. Ánh mắt nghiêm từ của cha đón tôi nơi cổng làng. Rồi những ngày mưa gió, bão bùng, tôi hoảng sợ sấm sét, cha ôm tôi vào lòng… Đến bây giờ tôi mới hiểu, cha luôn sẵn lòng Vô Uý Thí, vỗ về an ủi tôi, trong ánh mắt rất đỗi thân thương.
 
Đã bao năm qua rồi, ngày ấy. Cha đạp xe dọc triền đê, đưa tôi đến trường. Chắt chiu đồng lương giáo viên, cha nuôi chị em tôi ăn học, sách vở đầy đủ. Mẹ sớm tối lo việc đồng áng, chợ búa, vun vén nội trợ nuôi chồng, nuôi con. Từng giọt mồ hôi đổ xuống để chúng tôi khôn lớn mỗi ngày… Đến bây giờ tôi mới hiểu, cha mẹ bố thí cho con cái, nào có quản nhọc nhằn nắng mưa. 

Những đêm hè, chải chiếu ngoài sân, ánh trăng sáng dịu sân vườn. Cha đọc sách, ngâm Kiều cho chúng tôi nghe. Vẫn giọng nói ôn tồn, điềm đạm, Cha hay giải thích những câu ca dao, đạo lý làm người để dạy dỗ chị em tôi… Đến bây giờ tôi mới hiểu, cha đã Pháp Thí, dạy dỗ tôi nên người, nhân cách sống sao cho tử tế, học hành giỏi, thành đạt là để cống hiến phục vụ xã hội.

Mẹ nuôi con không tính ngày tính tháng. Cha dạy con không tính của tính công. Lòng cha mẹ cứ vô tư ban trải cho những đứa con… Đến bây giờ tôi mới hiểu, cha mẹ  là hai vị Bồ tát của cuộc đời con.

Thời gian trôi như bóng câu bên thềm. Cha mẹ tôi còn đây, với dáng hao gầy, mái tóc lơ thơ cằn cỗi bạc màu. Trọn một đời vun đắp mái ấm, cho con cháu nên người. Cuối con đường, ngọn đèn đang dần lịm tắt. Phải chăng nỗi buồn sâu thẳm của người già là khi mỗi ngày trôi qua, sức đã mòn, lực đã cạn, hơi thở ngắn dần và nỗi tuyệt vọng vì cánh cửa đời người sẽ khép lại? 

Giờ đây đã thành đạt, chị em chúng tôi có thể biếu cha mẹ những hộp thuốc bổ, những tấm vé du lịch đó đây, hay mua tặng bất cứ món đồ nào mà cha mẹ dùng được. Nhưng…? Có thật là những món quà ấy, những vật thực ấy giúp cha mẹ giải tỏa tinh thần lúc tuổi già? Ăn uống còn chẳng ham, giấc ngủ còn chẳng yên, nói gì đến du lịch hay thưởng thức của ngon vật lạ. Báo hiếu cha mẹ bằng cách nào đây? Tôi bế tắc!

Vu Lan lại về trong tiếng chuông ngân. 

Trong phảng phất khói hương, tôi chắp tay quỳ trước tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Lòng thành này, tâm hiếu này, tôi khẽ hờ nhắm mắt, miệng lầm thầm xin Bồ tát duy nhất một điều: Cúi xin Phật, Bồ tát từ bi, gia hộ cho cha mẹ con tin hiểu Phật pháp… tin hiểu rằng, sau cái chết tuổi già không phải là chấm hết… tin hiểu rằng nếu cha mẹ con thật thà, chân thành phát nguyện về Tây Phương cực lạc nơi cõi Phật A Di Đà thì sẽ tìm thấy ánh sáng cuối con đường.

Xả bỏ thân xác này, bước qua cánh cửa nhân sinh đời người và tiếp tục đi trong ánh hào quang của mười phương Chư Phật. A Di Đà Phật!

Tiếng vọng mùa Vu Lan. Tôi nhớ trang sách nào đó dạy tỷ lệ 7:1. Nghĩa là tôi làm việc thiện lành được 7 phần, thì hồi hướng công đức cho cha mẹ được 1 phần. 

Lời nguyện cầu ấy cứ vọng mãi trong tâm trí người con xa quê. Càng khắc ghi lời nguyện cầu của chính mình, tôi càng nhớ đến Phật, niệm Phật, đọc Kinh sách, nghe giảng Phật pháp, phóng sinh, bố thí…  Tất cả xin báo ân mẹ và cha nơi quê nhà.

Hà Nội, tháng 8/2014
Viết tặng người con xứ Nghệ
Bạch Tầm Xuân

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm sao để nhận biết đó là bậc giác ngộ?

Phật giáo thường thức 08:16 23/11/2024

Thưa Thầy, Thầy nói tu học tốt nhất là được học từ bậc Giác Ngộ, vậy làm sao chúng con biết vị ấy là bậc Giác Ngộ để mà theo học ạ?

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Phật giáo thường thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?

Phật giáo thường thức 15:05 22/11/2024

Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?

Có phải con đang né tránh bài học của pháp không?

Phật giáo thường thức 13:00 22/11/2024

Con thấy được những ràng buộc nơi tâm và thân trong đời sống gia đình, nên con không muốn kết hôn, không muốn bị ràng buộc. Những nhân duyên đến để con hình thành một mối quan hệ tình cảm thì con thường tìm cách thoát khỏi trước khi mối quan hệ có thể bắt đầu.

Xem thêm