Tình thương và chia sẻ của con người với con người
Chiều 29/08, giữa lúc Hà Nội đang hứng chịu đợt mưa lớn kèm gió giật mạnh do ảnh hưởng của bão số 4, trên MXH xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một người đàn ông mặc đồng phục bảo vệ thẳng tay đuổi những người trú mưa dưới chân tòa nhà khiến cộng đồng mạng bức xúc.
Câu chuyện nam bảo vệ đuổi người trú mưa
Theo nội dung đoạn clip được đăng tải lên mạng xã hội, vào lúc trời đang mưa giông gió lớn thì có 4 người đi vào sảnh khách sạn để trú mưa. Trong đó có 1 người phụ nữ, một người đàn ông lớn tuổi và 2 em nhỏ.
Ngay sau đó, nam bảo vệ khách sạn tiến tới, luôn miệng "không để xe ở đây được" đồng thời chỉ tay và yêu cầu nhóm người đang trú mưa rời đi. Mặc dù người phụ nữ đi cùng con nhỏ đã lên tiếng xin cho đứng nhờ vì trời đang mưa quá lớn, nam bảo vệ vẫn dứt khoát đuổi họ đi.
Ngay sau khi đoạn clip được phát tán trên mạng xã hội, đông đảo cư dân mạng đã đồng loạt bày tỏ bức xúc với hành động của nam bảo vệ. Đa số đều cho rằng việc chia sẻ với người khác, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em là điều cần phải làm giữa lúc Hà Nội đang mưa bão, nếu đi ngoài đường sẽ rất nguy hiểm.
Tình thương và sự chia sẻ giữa người với người
Tình thương và sự chia sẻ đã không có nơi nam bảo vệ khách sạn này. Đối với Phật giáo, Tình thương và sự chia sẻ được xem là vấn đề cốt tủy, là một đề tài lớn được Đức Phật đề cập tới trong rất nhiều Kinh.
Tình thương yêu là một thứ năng lượng có thể thực hiện được nhiều điều kỳ diệu. Khi người ta thương, người ta có thể làm được những việc mà người không thương không thể làm được. Loài người ngụp lặn trong khổ đau vì trong đời sống hàng ngày tình thương của họ còn mang nhiều tính chất của hệ lụy và vướng mắc. Vì vậy muốn vượt thoát khổ đau, chúng ta cần có được tình thương chân thật, một tình thương có khả năng đem lại hạnh phúc, an vui cho người và mình.
Giáo lý về tình thương được gọi là Tứ Phạm Trụ, Brahmavihara (The Four Abodes of Brahma). Brahma có nghĩa là Phạm Thiên hay là cao quý. Vihara là chỗ ở, là cư trú. Ðó là nơi cư trú của chư Phật và Bồ Tát. Tứ Phạm Trụ tức là Từ, Bi, Hỷ và Xả mà chúng ta thường gọi là bốn tâm vô lượng. Bốn tâm không có biên giới là tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ và tâm Xả..
Tâm Từ, là khả năng hiến tặng niềm vui, hiến tặng hạnh phúc (The capacity to offer joy and happiness).
Tâm Bi, là khả năng làm vơi đi nỗi khổ đang có mặt. Nó gồm ý chí muốn vơi đi nỗi khổ, muốn chuyển hóa nỗi khổ của con người; Và gồm cả phương pháp và khả năng chuyển hóa nỗi khổ.
Tâm Hỷ, niềm vui. Tình thương đích thực, có Từ, có Bi sẽ đem tới sự nhẹ nhõm và niềm vui tươi. Tình thương mà chứa chất sầu đau thì không phải là tình thương trong đạo Phật. Tình thương có thể đem lại cho người thương và người được thương hạnh phúc mới đúng là tình thương chân thật. Còn thứ tình thương mỗi ngày gây đau khổ và vướng mắc cho nhau, thì không phải là tình thương của đạo Phật.
Tâm Xả là sự nhẹ nhàng, thư thái, tự do và không kỳ thị. Thương như thế nào mà ta còn giữ được tự do cho ta và cho người ta thương thì mới đích thực là tình thương.
Tứ vô lượng tâm là giáo lý dạy rất đầy đủ về tình thương. Tình thương này có năng lực trị liệu. Từ, Bi, Hỷ, Xả không phải là triết lý, là mục tiêu xa xôi mà là sự thực tập. Từ không phải chỉ là ước muốn đem lại hạnh phúc cho người. Chính sự thực tập Từ đem lại hạnh phúc cho người. Bi cũng là ước muốn và có khả năng làm vơi đi nỗi khổ. Hỷ là ước muốn và khả năng tạo hạnh phúc cho mình và người. Và Xả tức là ước muốn và khả năng hiến tặng sự tự do và sự không kỳ thị cho mình và cho người.
Nếu không thực tập được chánh niệm thì ta không thể thực tập được tình thương. Khi một người làm cho ta khổ thì chính người đó cũng đang bất an; Phản ứng của ta chỉ làm cho người đó thêm khổ, vì thế lại làm khổ chính ta hơn. Từ, Bi, Hỷ, Xả phải thực hiện cho chính mình trước. Nếu ta không có bốn tâm đó trong ta thì ta không thể hiến tặng nó cho người khác. Mà vốn liếng của ta là công phu thực tập Tứ Diệu Ðế.
Nuôi dưỡng mình và nuôi dưỡng những người xung quanh bằng tình thương, đó là sự thực tập của chúng ta. Và tình thương ở đây xuất phát từ Tuệ. Nếu không hiểu biết thì không thể thương yêu. Bản chất của Từ Bi là Trí Tuệ. Thương mà không hiểu thì làm khổ người mình thương. Muốn hiến tặng niềm vui cho người, ta phải hiểu người. Con mắt chánh niệm phải quan sát. Chúng ta có thể nói rằng trong đạo Phật thương yêu được làm bằng một chất liệu gọi là hiểu biết. Mà hiểu biết là thành quả của chánh niệm.
Thực tập Tứ Diệu Ðế là thực tập tình thương. Đức Phật là một bậc Trí và Bi viên mãn. Trong Kinh Bát Ðại Nhân Giác nói rằng một vị Bồ Tát không đem tâm ghét những người đã làm điều ác. Những điều kiện xã hội, kinh tế, chính trị, những vô minh căm thù đã được chất chứa từ lâu đã đưa tới những hành vi xấu. “Bất tắng ác nhân” là bốn chữ trong Kinh Bát Ðại Nhân giác. Làm sao ta hiểu được bốn chữ “không ghét người ác” nếu ta quên tình thương, nếu ta chỉ dùng trí năng khô khan để hiểu?
Tình thương chỉ có làm bằng chất liệu hiểu biết, bằng tuệ giác chân thật, đó chính Bát Nhã. Bát Nhã là kết quả của sự quán chiếu. Không giận mình, không ghét người. Vì thấy những nguyên do sâu xa của mọi hành động nên ta thấy thương mình và thương người. Chất liệu của Từ phát xuất từ trái tim, và tưới trở lại cho trái tim. Thực tập Từ và Bi trên căn bản hiểu biết thì không bao giờ vướng mắc vào đau khổ. Tình thương chân thật phải đến từ niềm vui vô cầu, không vị lợi.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người bị chi phối bởi nhiều mặt, cả tích cực lẫn tích cực. Duy chỉ có tình thương, với tấm lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả thì con người mới gần lại với nhau, chia sẻ với nhau, trao cho nhau tình thương yêu con người với con người.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm