Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 08/09/2022, 06:40 AM

Từ lời kinh đến ý kinh (Phần 4)

Người hiểu biết thấy rõ giáo lý đạo Phật không nói đến may mắn hay rủi ro, mọi sự kiện xảy ra đều do Nhân hội với Duyên. Cái gọi là phục họa do Trời Phật ban cho hay giáng xuống thực ra là Thiện Quả hay Ác Quả do tự con người gieo trồng.

3. Phân tách sự hội nhập chân kinh

Chuyển hóa theo lý Nhân Quả

Sự chuyển hóa từ Bát thức thành ra Ngũ trí căn cứ vào sự phân loại bộ phận trong cơ thể con người đảm trách chức năng nhận biết như Nhãn thức tức thị giác do con mắt, Nhĩ thức tức thính giác do cái tai... Sự chuyển hóa theo thứ bậc trong Ngũ nhãn căn cứ vào mức độ khả năng nhận biết từ thấp đến cao. Hiểu rõ hai sự chuyển hóa này cần biết thêm sự chuyển hóa theo lý Nhân Quả để thông suốt sự hội nhập Chân kinh, ngõ hầu sau đó mới thực hiện được sự hành hóa cứu độ.

Dẫn giải bằng trường hợp cụ thể, mượn ẩn dụ đi xe từ điểm đi đến điểm tới. Điểm đi là sự tiếp nhận lời kinh, đọc tụng hay nghe thuyết pháp. Điểm tới sự hội nhập ý kinh, chứng nghiệm Chân Kinh. Người lái xe mới có cái xe (Sự tiếp nhận lời kinh) nhưng chưa rõ hành trình ra sao để đi tới đích (Sự hội nhập ý kinh). Giao cho người lái xe bản đồ là chỉ rõ cách đi, qua mấy chặng đường (Bát thức, Ngủ trí, Ngũ nhãn). Câu hỏi đặt ra: Người lái xe đã hội đủ điều kiện cần thiết để đi tới đích chưa ? Xin thưa: Chưa, còn cần đủ xăng để chạy suốt hành trình. Xăng nói ở đây là động lực, là nguyên do thức đẩy chiếc xe chuyển bánh. Xe tốt, bản đồ rõ ràng nhưng thiếu xăng thì chỉ đứng tại chỗ nhìn xe, cầm bản đồ để ước mơ tới đích, cái đích không tới được. Ẩn dụ người lái xe cho thấy rõ sự bố túc cần thiết sự chuyển hóa theo lý Nhân Quả trong việc hội nhập Chân kinh.

Sự hội nhập Chân kinh là một sự kiện thực hữu được dẫn giải theo lý Nhân Quả bắt đầu từ động lực tức tác dụng của thiện căn.

Nương trí tuệ Phật, nương nghĩa lý kinh

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sự kiện nào cũng do Nhân hội với Duyên mới sinh ra. Nhân đóng vai trò chính yếu Nhân nào Quả ấy. Duyên đóng vai trò phụ trợ cần thiết nên gọi là Trợ Duyên. Nhân lành thường gọi là Thiện Căn tương ứng với Duyên may thường gọi là Pháp Duyên, Phúc Duyên hay Thuận Duyên chỉ cơ hội thích ứng với Thiện Cân để dẫn tới Thiện Quả cũng gọi là Quả Phúc. Nhân bất thiện thường gọi là Ác Căn, Tội Căn tương ứng với Nghịch Duyên chỉ những điều kiện xấu gặp phải, tiếp tay với Tội Căn để dẫn tới Ác Quả tức Tai Họa.

Hội nhập Chân kinh là sự kiện tốt lành có Nhân là Thiện Căn vun trồng từ nhiều kiếp trước, hội với Pháp Duyên ở kiếp này là việc đọc kinh, nghe kinh. Vun bồi Thiện Căn là Tự lực, Trợ Duyên là Tha lực. Sự hội nhập có hay không, nhiều hay ít, liên tục trọn vẹn hay bỏ ngang thiếu sót, chính xác với Chân kinh hay lạc sang Tà đạo, tai nghe lời Phật mà óc hiểu được ý Phật hay hiểu nhầm sang ý Ma... Tất cả đều do ở Nghiệp Căn là Thiện hay Ác, Trợ Duyên cần thiết vẫn giữ vai trò phù trợ dù lời kinh ở pháp môn nào tông phái nào. Người thiện học không thể sao nhãng điều then chốt này, tránh trường hợp chấp lời kinh là ý kinh rồi tự suy tự diễn ra nội dung kinh không đúng Chân kinh.

Chính tác dụng của Tự lực Thiện Căn làm cho khai mở trí tuệ làm cho người tiếp nhận lời kinh có được Tha lực đọc đâu hiểu đó, dễ dàng nhanh chóng hội nhập ý kinh thực chứng Chân kinh. Người trần mắt thịt thường bảo là trường hợp may mắn có được thông minh là do Trời Phật cho. Người hiểu biết thấy rõ giáo lý đạo Phật không nói đến may mắn hay rủi ro, mọi sự kiện xảy ra đều do Nhân hội với Duyên. Cái gọi là phục họa do Trời Phật ban cho hay giáng xuống thực ra là Thiện Quả hay Ác Quả do tự con người gieo trồng.

Sự ban phúc giáng họa chỉ là sự vận hành của lý Nhân Quả trong đạo Phật hay Thiên lý (lẽ Trời) trong đạo Khổng. Ông Trời ông Phật không tự dưng vô cơ ban phúc giáng họa cho ai. Trời Phật chỉ làm việc giáo hóa con người làm điều lành tránh điều ác, nghĩa là tự gieo lấy Nhân để đương nhiên hái Quả theo lý Nhân nào Quả ấy. Tin nghe và làm theo hay không là do tự con người. Trời Phật không bắt ai phải tin nghe hay phải làm theo. Đó là Chân lý tuyệt đối, cổ nhân có câu diễn ý này Họa phúc vô môn duy nhân tự triệu, diễn nôm Họa và Phúc không tự dưng bước qua cửa để vào nhà ai mà chính chủ nhà tự ý đón rước vào. (còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa Đại lễ Tam hợp Vesak, tưởng niệm đức Phật đản sinh, Thành đạo và Nhập Niết bàn

Nghiên cứu 12:00 11/05/2024

Ngày Đại lễ Tam Hợp Vesak mang những ý nghĩa rất sâu sắc, rộng lớn, biểu trưng cho các nguyên lý của Phật giáo, mang lại vô số lợi lạc cho chúng sinh. Cuộc đời của đức Phật và sự hình thành Phật giáo được công nhận là sự kiện quan trọng, mang lại một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại.

Tìm hiểu về khả tính thành Phật của nữ nhân

Nghiên cứu 15:00 07/05/2024

Chính từ sự kiện 'nữ nhân khả tính' một phần nhấn mạnh tầm quan trọng của bức thông điệp 'Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành', duy nhất, tuyệt vời chỉ có ở giáo Pháp của đức Phật, cũng là lời khẳng định về tính thống nhất toàn bộ tư tưởng Phật giáo.

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Xem thêm