Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 09/09/2022, 17:12 PM

Từ lời kinh đến ý kinh (Phần 5)

Điều cốt yếu là luôn luôn vun bồi Thiện Căn. Đã có đủ thì vun bồi cho thêm thâm hậu, nếu chưa đủ thì lại càng cần cố gắng hơn cho được đầy đủ. Cái Tài chỉ là Quả, một khi đã gieo Nhân thì đương nhiên có Quả.

Để chấm dứt đề tài từ lời kinh đến ý kinh kẻ cầm bút xin mượn sáu câu thơ ở đoạn kết truyện Thúy Kiều của Nguyễn Du:

Có Tài mà cậy chi Tài,

Chữ Tài liền với chữ Tai một vần.

Đã mang lấy Nghiệp vào thân

Cũng đừng trách lần Trời gần Trời xa,

Thiên can ở tại lòng ta

Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài.

Đây là lời tự nhủ của Thúy Kiều có tài sắc vẹn toàn sau mười lăm năm chìm nổi được tái ngộ với Kim Trọng. Đây cũng là lời của Nguyễn Du trình bày nhân sinh quan của tác giả thấm nhuần sâu đậm lý Nhân Quả trong Phật giáo. Ở cương vị người trì niệm kinh Phật, hành giả nhận thấy đây là lời khuyến tu chân thành tha thiết: Đã trì kinh ắt có ít nhiều Thiện căn, trí tuệ đã phần nào sáng dần dần. Chớ có cậy Tài chỉ mới lý giải được ý kinh nhưng chưa hội nhập được Chân Kinh đã tưởng là giác ngộ.

Từ lời kinh đến ý kinh (Phần 4)

Điều cốt yếu là luôn luôn vun bồi Thiện Căn. Đã có đủ thì vun bồi cho thêm thâm hậu, nếu chưa đủ thì lại càng cần cố gắng hơn cho được đầy đủ.

Điều cốt yếu là luôn luôn vun bồi Thiện Căn. Đã có đủ thì vun bồi cho thêm thâm hậu, nếu chưa đủ thì lại càng cần cố gắng hơn cho được đầy đủ.

Sự ngộ nhận này gốc từ tăng thượng mạn, vừa tham vừa si, mới nhận thức được một phần nhỏ đã tin là hội nhập tròn đầy. Đây là nhân bất thiện vị tế người đi trên đường Giác ngộ thường dễ mắc phải vì chỉ nhìn thấy Quả là sự thông hiểu lời kinh mà không nhìn thấy Nhân là Thiện căn đã vun trồng từ bao kiếp trước. Nhân bất thiện này làm suy giảm tiêu mòn Thiện căn đem đến tai họa mà không hay. Chữ Tài cùng một vần với chữ Tai là như vậy.

Điều cốt yếu là luôn luôn vun bồi Thiện Căn. Đã có đủ thì vun bồi cho thêm thâm hậu, nếu chưa đủ thì lại càng cần cố gắng hơn cho được đầy đủ. Cái Tài chỉ là Quả, một khi đã gieo Nhân thì đương nhiên có Quả. Quan tâm đến Tài mà quên vun bồi Thiện Căn tức chữ Tâm là tự rước họa vào thân. Người khéo tu biết thận trọng chăm chú vào việc gieo Nhân, kẻ vụng tu thì mãn và chăm chú vào việc hái Quả. Ca dao có câu:

Nước đời ba bẩy đường tu,

Khéo tu thi nổi vụng tu thì chìm.

Người thiện thiện học chân tu nhất tâm tín nguyện như thế. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa Đại lễ Tam hợp Vesak, tưởng niệm đức Phật đản sinh, Thành đạo và Nhập Niết bàn

Nghiên cứu 12:00 11/05/2024

Ngày Đại lễ Tam Hợp Vesak mang những ý nghĩa rất sâu sắc, rộng lớn, biểu trưng cho các nguyên lý của Phật giáo, mang lại vô số lợi lạc cho chúng sinh. Cuộc đời của đức Phật và sự hình thành Phật giáo được công nhận là sự kiện quan trọng, mang lại một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại.

Tìm hiểu về khả tính thành Phật của nữ nhân

Nghiên cứu 15:00 07/05/2024

Chính từ sự kiện 'nữ nhân khả tính' một phần nhấn mạnh tầm quan trọng của bức thông điệp 'Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành', duy nhất, tuyệt vời chỉ có ở giáo Pháp của đức Phật, cũng là lời khẳng định về tính thống nhất toàn bộ tư tưởng Phật giáo.

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Xem thêm