Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 21/01/2012, 15:58 PM

Lễ hội Lồng Tông - nét đẹp truyền thống của đồng bào Tày

Lễ hội Lồng Tông là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện khát vọng của người dân trong sự hoà hợp trời đất, âm dương; cầu mong cho cuộc sống khoẻ mạnh, no đủ, vạn vật sinh sôi

Tuyên Quang - vùng văn hoá Đông Bắc Tổ quốc, là nơi hợp lưu của hai con sông Lô và Gâm mang nhiều dấu tích của nền văn hoá lâu đời. Địa bàn tỉnh có trên 20 dân tộc, chiếm số lượng đông nhất là đồng bào Tày, tiếp đến là Dao, Sán Chí, Mông...  Trong các lễ, hội văn hóa của đồng bào Tày, lễ hội Lồng Tông mang những nét văn hoá đặc trưng nhất.

Lồng Tông – có nghĩa là “xuống đồng”. Cũng như nhiều lễ hội của các dân tộc khác, Lồng tông có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần nghi lễ chủ yếu là cúng tế trời đất và thần linh ban cho mưa thuận gió hoà, con người khoẻ mạnh, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu; phần hội có các trò chơi của dân làng. Lễ hội Lồng Tông thường diễn ra vào đầu tháng giêng âm lịch (sau Tết Nguyên đán). Đồng bào thường chọn bãi cỏ bằng phẳng, rộng, có vị trí trung tâm thuận lợi cho việc đi laị, vui chơi của dân bản và các bản lân cận. Những nơi có đình thì lễ hội diễn ra trên sân đình như: vùng Sơn Dương có đình Tân Trào, đình Hồng Thái, đình Thanh La. 

Trong phần lễ Lồng Tông, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ cúng gồm gà, thịt lợn, trứng luộc, hai cặp bánh chưng, một cặp bánh chưng Tày, các loại bánh dày, bánh khảo, chè lam. Mâm lễ vật của bản phải to hơn, nhiều hơn, trang trí đẹp hơn. Đồng bào chọn góc cao nhất của bãi đất phía Bắc quay xuống phía Nam. Các mâm lễ được xếp thẳng hàng, người chủ lễ (thường là thày Tào, hoặc thày phù thuỷ), gọi là “pú mo”. “Pú mo” đứng trước mâm lễ của bản khấn tạ ơn trời đất, thần linh đã phù hộ cho dân bản.

Trong khi đó dân bản thắp hương, rót rượu, múa lân... Sau lời khấn tạ ơn, “pú mo” tiếp tục khấn cầu mưa, một người phụ lễ đội một chậu nước đứng bên cạnh, nhiều người khác cầm tàu lá cọ đi từ nơi cúng tế về cuối bãi đất. Khấn xong, “pú mo” vẩy nước ra xung quanh, ngụ ý là trời ban mưa, dân bản xúm lại, ai cũng muốn hứng lấy những giọt nước tượng trưng cho may mắn ấy. Vảy nước xong, “pú mo” lại lấy hạt giống từ các mâm lễ vãi ra xung quanh, dân bản lấy hạt giống ấy trộn với hạt giống nhà mình chọn gieo cấy. Sau các lễ thức đó, dân bản cùng nhau phá cỗ, cùng ăn uống, chúc tụng nhau khoẻ mạnh, may mắn, thóc lúa đầy bồ, lợn gà đầy sân...

 

Phần lễ kết thúc cũng là lúc trai gái, già trẻ đã ngà ngà say. Lúc này, người ta đã dựng sẵn trên bãi rộng một cây nêu bằng cây tre mai thẳng, cao chừng 15-20m, ngọn uốn thành vòng tròn, lấy giấy hồng dán kín vòng tròn và vẽ lên một tâm điểm. Quả còn được khâu sẵn từ trước, có nhiều múi, mỗi múi một màu, bên trong được nhồi các loại hạt giống như lúa, ngô, đậu.... Khi người chủ hội gióng thanh la báo hiệu mở hội là dân bản, đặc biệt là cánh trai trẻ ào ra vui chơi. Chỗ này tung còn, chỗ kia đu quay, trèo cột, chọi gà, đánh yến, đánh sết, hát cọi, hát lượn... nhiều nơi vui chơi đến hết đêm.

Lời hát vừa là răn dạy, vừa là tỏ lời yêu thương, lạc quan yêu đời (thương nhau cách mấy sông mấy suối cũng đến; không thương cách vết chân trâu cũng không đến và lòng người dài, tay áo ngắn biết làm sao hay tháng 3 không ăn trứng kiến thì quá vụ; tháng 4 không ăn mầm giềng thì hết mùa hoặc khôn không qua con chim khướu; có lúc đậu đuôi trâu bị ngã).... 

Lễ hội Lồng Tông là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện khát vọng của người dân trong sự hoà hợp trời đất, âm dương; cầu mong cho cuộc sống khoẻ mạnh, no đủ, vạn vật sinh sôi...

Những trò chơi trong lễ hội thể hiện nét đẹp tâm hồn phong phú, gắn với thiên nhiên, gắn với những tập tục văn hoá lâu đời của cư dân lúa nước.

Lễ hội Lồng Tông là một trong những nét văn hoá độc đáo của dân tộc Tày, góp phần làm phong phú kho tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam...


Đông A 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện kỳ bí từ một cây sao

Phong tục tập quán 21:37 06/10/2018

Hướng dẫn chúng tôi đến tận gốc cây sao to lớn đang ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, tâm linh, ông Lý Thum, ngụ ấp Đại Thọ nói khẽ: “Cây sao này nghe nói đã trên 700 năm rồi mà vẫn tươi tốt quanh năm. Nhiều người tới đây thắp nhang cầu nguyện lắm vì cây rất “thiêng”. Đã có những câu chuyện tâm linh xảy ra với người đã dám cưa cây để lấy gỗ. Từ đó ban đêm không ai dám bén mảng đến đây”.

Rộn ràng làng nghề làm lồng đèn giấy

Phong tục tập quán 09:20 23/09/2018

Điều đáng phấn khởi là công việc này rất đơn giản, dễ làm, không cần vốn, người cao tuổi lẫn trẻ em đều có thể thực hiện do không phụ thuộc thời gian, sức khỏe, trình độ học vấn.

Trung thu sắp về nơi xóm nhỏ…

Phong tục tập quán 14:03 14/09/2018

Ánh trăng vằng vặc ngày rằm chia sẻ niềm vui trong trẻo, hạnh phúc cho con trẻ mọi nhà dù nơi giàu có, hay còn nghèo khó như ở xóm  Ao Đình ngày nay... Trăng Trung Thu sẽ rất tuyệt vời! Muôn đời vẫn vậy…

Hương cốm gọi thu về

Phong tục tập quán 12:07 13/09/2018

Cứ mỗi độ gió heo may về, giăng giăng ngập tràn lối phố thì cũng là thời khắc báo hiệu một mùa thu bắt đầu tới! Mùa thu ở mỗi vùng miền lại mang đến cho con người ở đó những khoảng khắc, nét thi vị riêng biệt mà khi đi xa người ta thường không dễ gì quên được. Với thủ đô Hà Nội, mùa thu được mọi người biết tới không chỉ có cái hanh hao của nắng vàng, chút gió heo may se se lạnh, lá vàng rụng rơi ngập phố, mà ở đó còn có còn có mùi hương hoa sữa nồng nàn, những trái sấu chín vàng rụng hoài trên ngõ vắng, và mùi của hương cốm…

Xem thêm