Những bí ẩn đằng sau sự xuyên tạc về hoa Ưu Đàm
Vì sao Hoa Ưu Đàm được hơn 50 trang web và hàng trăm fanpage, hàng trăm kênh Youtube truyền bá Pháp Luân Công đăng tải, theo sau đó thậm chí là các bài báo trên nhiều trang báo được cấp phép tại Việt Nam đề cập với số lượng hàng nghìn bài trong hơn 10 năm qua?
Hoa Ưu đàm là loài hoa xuất hiện trong kinh sách Phật giáo, và chỉ việc loài hoa hiếm khi nở, có nghĩa đó là việc có ý nghĩa hiếm hoi, trọng đại và có ý nghĩa toàn nhân loại. Vậy, vì sao Pháp Luân Công lợi dụng kinh sách Phật giáo dựng lên hình ảnh hoa Ưu Đàm cùng tên mà khác loài để đánh tráo khái niệm, có ý nghĩa gì?
Hoa Ưu Đàm nguyên bản trong kinh Phật
Hoa Ưu Đàm (tiếng Phạn: uḍumbara), theo Phật giáo đây là hoa của cây sung (Ficus racemosa). Trong kinh điển Phật giáo và Vệ Đà, đây là một loài hoa hiếm hoi và mang lại điềm lành.
Trong kinh văn Phật giáo: Hoa Ưu Đàm xuất hiện trong các chương 2 và 27 của Diệu pháp liên hoa kinh, một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất. Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền (1200-1253) sử dụng để nói tới hoa của cây ưu đàm hoa trong chương 68 của Chính pháp nhãn tạng (正法眼藏, shōbōgenzō). Đạo Nguyên đặt khung cảnh của hoa ưu đàm trong hoa thuyết pháp được đức Thích Ca Mâu Ni đặt trên đỉnh Linh Thứu.
Kinh Phật có ghi chép Thế Tôn Konagamana (Phật Câu Na Hàm Mâu Ni) bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, giác ngộ dưới gốc cây Sung (udumbara). Ví như cây Bồ-đề, cây bàng, cây sanh (pilakka), cây sung (udumbara)...; Những cây lớn này, này các Tỳ-kheo, sanh từ hạt giống nhỏ, có thân cây lớn, lớn lên bao trùm các cây khác.
Ví như, một người đem củi khô từ cây saka lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện. Và một người khác đem cây củi khô từ cây sala lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện. Rồi một người khác đem cây củi khô từ cây sung (umdumbara) lại và nhen lửa, lửa sẽ xuất hiện.
Theo sách Huệ Lâm Âm Nghĩa ghi, “Ưu Đàm Bà La” trong tiếng Phạn, có nghĩa là “một loài hoa mang đến điềm lành từ Thiên đàng.” Quyển 8 Kinh “Huệ Lâm Âm Nghĩa” của nhà Phật viết: “Hoa Ưu Đàm do điềm lành linh dị sinh ra; đây là một loài hoa của Trời, trên thế gian không có. Nếu một đấng Như Lai hoặc Chuyển Luân Thánh Vương hạ xuống thế gian con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại ân và đại đức của Ngài.”
Các bản dịch của Kinh tập sang tiếng Anh dịch udumbara (hay udumbaresu/udumbaro) trong tiếng Pali thành fig tree.
Còn trong Kinh Vô Lượng Thọ đã ghi chép rằng loài hoa Ưu Đàm rất hiếm khi xuất hiện. Nguyên văn:
Này A Nan! Như Lai vì lòng đại bi vô tận thương xót ba cõi nên xuất hiện ở đời, tuyên dương giáo pháp là muốn cứu bạt quần manh, đem lợi ích chân thật, khó gặp khó thấy, như hoa ưu đàm hiếm khi xuất hiện, lời hỏi hôm nay của ông lợi ích rất lớn.
Trong Kinh Pháp Hoa, hoa Ưu Đàm cũng được nhắc đến trong kinh Pháp Hoa, như minh chứng sự hiếm hoi trổ hoa để mừng đức Phật là sự kiện hy hữu.
(136) Như hoa Ưu đàm
ai cũng ưa thích,
đến như chư thiên
cũng thấy hiếm có,
vì lẽ thỉnh thoảng
mới trổ một lần.
[Kinh Diệu Pháp Liên Hoa]
16.- Ðức Phật bảo ngài Xá-Lợi-Phất: 'Pháp mầu như thế, các đức Phật Như-Lai đến khi đúng thời mới nói, đó như hoa linh-thoại đến thời-tiết mới hiện một lần. Xá-Lợi-Phất! Các ông nên tin lời của Phật nói không hề hư vọng. (Nguồn: tại đây)
(Chú thích của BT: Trong kinh Pháp Hoa hòa thượng Thích Trí Quang dịch là Hoa Ưu Đàm, hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch là Hoa Linh Thoại, nhìn chung Hoa Linh Thoại-Hoa Ưu Đàm)
Kinh Đại Bát Niết bàn: Ðại Bát Niết Bàn là tên bộ Kinh do Phật Thích Ca thuyết trước khi Ngài Niết Bàn. Có hai bản Kinh Niết Bàn của Phật giáo Nam Tông và Phật giáo Bắc Tông. Kinh Ðại Bát Niết bàn là những lời giảng Pháp sau cùng của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, trước khi Ngài Niết Bàn.
"Nầy đại chúng! Phật ra đời rất khó gặp khó thấy như hoa Ưu Đàm"
Như vậy trong các kinh sách phật giáo ở trên (kinh Vô Lượng Thọ, kinh Pháp Hoa, kinh Đại Bát Niết Bàn) thì không có kinh nào mô tả chi tiết hoa Ưu Đàm có hình dáng, kích thước, màu sắc như thế nào. Thông tin duy nhất là một loài hoa rất hiếm hoi nở.
Còn Hoa Ưu đàm mà Pháp Luân Công xuyên tạc, dựng lên là như nào?Hình ảnh trên được cho là Hoa Ưu Đàm, được hơn 50 trang web và hàng trăm fanpage, hàng trăm kênh Youtube truyền bá Pháp Luân Công đăng tải, theo sau đó là các bài báo trên nhiều trang được cấp phép tại Việt Nam đề cập. Chúng ta cùng tìm hiểu xem Hoa Ưu Đàm thực chất là gì vì sao hình ảnh trên được cho là Hoa Ưu Đàm?
Bài viết với tiêu đề: “Câu chuyện cuộc đời Phật Thích Ca Mâu Ni và lời tiên tri cho thời đại chúng ta” đăng trên trang Đại Kỷ Nguyên (trang web truyền bá Pháp Luân Công) cho thấy "nghệ thuật" xuyên tạc Phật giáo của trang này cực kỳ tinh vi. Nếu như phần đầu của bài báo trên cũng nói Phật Pháp, Phật Giáo, Phật Gia thì sau đó, bài báo chốt lại là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dự ngôn chắc lịch là 2500 năm sau tức là “hiện nay” Phật giáo đến nay đã mạt kiếp cụ thể như sau:
Trích: "Trong rất nhiều lời truyền giảng, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để lại những lời tiên tri về thời mạt kiếp về sự đản sinh của một vị Phật tương lai, 2500 năm sau khi Ngài tạ thế, ứng với thời đại ngày hôm nay của chúng ta… " Sau đó bài báo trên đề cập đến Hoa Ưu Đàm và ám chỉ rằng “Chuyển Luân Thánh Vương đã xuất hiện”.
Tiếp theo chúng ta tìm hiểu bài viết với tiêu đề: “Phật Thích Ca kể về Hoa Ưu Đàm báo hiệu Đức Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế độ nhân” đăng trên trang Tinhhoa.net (cũng là trang web truyền bá Pháp Luân Công). Bài báo trên ngang nhiên đưa ra câu truyện của Phật Thích Ca Mâu Ni nói với đệ tử về Hoa Ưu Đàm và phịa chuyện rằng Đức Phật cho đệ tử xem Hoa Ưu Đàm là những bông hoa li ti trong bàn tay của mình, bài viết không hề chỉ ra được câu truyện đề cập trong kinh sách nào.
Chúng tôi khẳng định các kinh như Pháp Hoa, Đại Bát Niết Bàn, Vô Lượng Thọ, sách Pháp Hoa Văn Cú hay Huệ Lâm Âm Nghĩa có đề cập Hoa Ưu Đàm nhưng không mô tả hình dáng kích thước, màu sắc mà chỉ nói về Hoa Ưu Đàm là loài hoa hiếm khó xuất hiện.
Xin lưu ý rằng nhiều nhà nghiên cứu Phật Học khẳng định rằng Hoa Ưu Đàm mà kinh Phật nói đến chính là quả Sung (Hòa thượng Thích Minh Châu một người đỗ thủ khoa Tiến Sĩ Phật Học tại Ấn Độ dựa trên kinh sách Nikaya khẳng định Hoa Ưu Đàm mà kinh Phật nói đến chính là quả Sung). Bạn đọc có thể tham khảo trên Wikipedia tiếng Anh và tiếng Việt.
Không có kinh Phật nào miêu tả rằng đức phật Thích Ca Mâu Ni cho đệ tử xem Hoa Ưu Đàm trong lòng bàn tay của mình, như một số bài báo truyền bá Pháp Luân Công đưa ra, do vậy câu truyện đăng trên Tinhhoa.net ở trên là hoàn toàn bịa đặt.
Vậy mà hiện nay, có hàng nghìn bài báo mà các trang Pháp Luân Công cũng như một số báo chí chính thống đăng về Hoa Ưu Đàm. Mục đích việc truyền bá hình ảnh Hoa Ưu Đàm để củng cố niềm tin rằng Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Công là Phật Di Lặc, là Chuyển Luân Thánh Vương, thậm chí là Phật Chủ rồi là Đấng Sáng Thế. Để khẳng định điều này bạn đọc có thể xem bài viết với tiêu đề “Hoa Ưu Đàm 3.000 năm nở một lần – nay đang khai nở nói với chúng ta điều gì trên trang chanhkien.org của PLC.
Trích từ bài báo trên: "Kể từ năm 1992, Sư phụ Lý Hồng Chí đã giảng dạy các nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” của Pháp Luân Đại Pháp, khiến hơn 100 triệu người bước vào cửa tu luyện, nhân tâm hướng thiện, thoát khỏi nỗi khổ bệnh tật, và bước đi trên con đường phản bổn quy chân. Hoa Ưu Đàm đã khai nở dọc theo con đường hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp, ở hơn 80 quốc gia trên khắp thế giới."
Hay bài báo trên trang epochtimes.com (phiên bản tiếng trung) có đoạn:
“Đức Phật Thích Ca Mâu Ni năm thế kỷ trước dự đoán rằng ngày hôm nay, "Ưu Đàm hoa" thế giới này, thế giới này thông qua lời tiên tri chính xác "Ưu Đàm hoa" mặc khải hiện nay của nhân dân thế giới yêu mến, để nắm bắt thời đại vũ trụ, thời gian chỉ là một cơ hội chưa từng thấy vũ trụ Đại Pháp. Phật giáo vũ trụ Đại Pháp - Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1992, lưu truyền từ Trường Xuân, Trung Quốc do ông Lý Hồng Chí, cho đến năm 1999, chỉ ít hơn bảy năm thời gian, lan truyền rộng rãi ở Trung Quốc đại lục gần một tỷ người, bây giờ nó là Hồng Chuan đầy đủ Pháp Luân Đại Pháp thế giới, có hàng trăm triệu người ở 114 quốc gia và vùng lãnh thổ phù hợp với Đại pháp "Chân, Thiện, Nhẫn" trong Richangshenghuo học viên cao cấp của pháp luật trong vũ trụ, lợi ích vật chất và tinh thần, thúc đẩy tâm trí, trồng trọt đạt mức chưa từng thấy những người tiền nhiệm.” [http://www.epochtimes.com/b5/13/5/31/n3883576.htm]
Họ có các kênh để truyền bá xuyên tạc về Hoa Ưu Đàm trên youtube như sau:
Thậm chí các video xuyên tạc về Hoa Ưu Đàm thu hút hàng triệu lượt xem. Điều này sẽ gây sự hiểu lệch lạc về loài hoa ưu đàm trong kinh sách Phật giáo, mà hiểu theo ý định hướng của Pháp Luân Công.
Trong các tài liệu truyền bá Pháp Luân Công cũng đề cập Hoa Ưu Đàm đây là luận thuyết củng cố nhằm khẳng định Lý Hồng Chí là Phật. Tóm lại các trang web Pháp Luân Công đang tuyên truyền xuyên tạc Phật Giáo trên nhiều phương diện.
- Họ tuyên truyền rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khẳng định đến thời điểm này sau 2500 thì Phật Giáo đã mạt (các trang web) và chùa chiền hiện nay là chỉ có “Cáo chồn quỷ rắn”. Bản Thân Lý Hồng Chí còn khẳng định rằng Pháp Đức Phật nói chỉ phù hợp với người nguyên thủy (sách Chuyển Pháp Luân của Lý Hồng Chí). Lý Hồng Chí còn tuyên truyền Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như các Thần Phật hiện nay đã không quan tâm nhân loại nữa mà chỉ có Lý Hồng Chí đang truyền pháp cứu chúng sinh.
Pháp Luân Công tuyên truyền chùa chiền hiện nay toàn “Cáo chồn quỷ rắn”
- Họ tuyên truyền hình Hoa Ưu Đàm như trên đề cập và ứng với điểm này thì Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Công là Phật, là Chuyển Luân Thánh Vương, thậm chí là Phật Chủ rồi hơn thế nữa là Đấng Sáng Thế .
- Kinh sách giáo lý của Lý Hồng Chí đề cập đến Phật Thích Ca Mâu Ni rất nhiều lần phần lớn là xuyên tạc. Bạn đọc có thể tham khảo bài này.
Vì sao trong suốt hơn mười năm với hàng chục nghìn bài về Hoa Ưu Đàm liên tục xuất hiện trên các trang truyền bá Pháp Luân Công? Việc tuyên truyền Hoa Ưu Đàm sẽ củng cố niềm tin cho những người theo Pháp Luân Công rằng Lý Hồng Chí là Phật. Các trang web cũng như Lý Hồng Chí tuyên truyền rằng Pháp Luân công là Phật Pháp, Pháp Luân Công là Phật Gia thượng thừa….. điều này khiến cho rất nhiều Phật Tử bỏ đạo Phật mà theo Pháp Luân Công điều đó sẽ dẫn đến thu hút thêm được tín đồ mà mục đích trực tiếp là thu các lợi ích kinh tế như (bán sách, xem thần vận, tham gia pháp hội, ủng hộ các quỹ cho Pháp Luân Công) mục đích đằng sau đó nữa là phá bỏ Phật Giáo, phá bỏ hệ tư tưởng văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, chống phá chế độ. Hậu quả trực tiếp là những người tập trở nên mê muội.
Âm mưu dựng hình tượng Chuyển Luân Thánh Vương là Lý Hồng Chí
Tại đây chúng tôi xin nói rõ để các Phật tử hiểu rằng:
- Chuyển Luân Thánh Vương theo truyền thống Ấn Độ là vị Vua Cai Trị một vương quốc rộng lớn với các chính sách sáng suốt hợp lòng dân, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc vị Vua này có sức mạnh có thể hàng phục các kẻ địch bằng sức mạnh quân sự. Chuyển Luân Thánh Vương theo kinh Phật đề cập hoàn toàn không phải là người như Lý Hồng Chí hiện tại đang sống lưu vong cùng vợ con bên Mỹ, nêu ra những luận thuyết làm nguy hại cho con người thì không thể là một vị Chuyển Luân Thánh Vương theo kinh Phật được. Ông Lý Hồng Chí hãy độc lập, không nên lợi dụng Phật giáo làm bình phong cho mình, lấy giáo lý Phật giáo để thêm bớt chuyển ý thành của mình.
Các Phật tử hãy nghiên cứu về Chuẩn Luân Thánh Vương qua lời giảng của sư ông Thích Nhất Hạnh. Không nên nghe theo Pháp Luân Công xuyên tạc về Chuyển Luân Thánh Vương hình tượng Lý Hồng Chí là bậy bạ.
- Thế nào là Mạt kiếp? Trong cả truyền thống Phật Giáo Bắc Truyền và Nam Truyền của không có kinh nào viết rằng Phật khẳng định chắc lịch là 2500 năm sau là thời mạt kiếp. Về thế nào là mạt kiếp, chúng tôi sẽ có bài phân tích tiếp theo.
- Về Phật Di Lặc: Học giả Trần Trọng Kim khảo sát kinh sách Phật Giáo đưa ra khẳng định đến 8,8 triệu năm sau thì Đức Phật Di Lặc mới hạ sinh, trong tác phẩm "Phật Lục". Bạn đọc có thể dễ dàng kiểm chứng các thông tin chính thức về Phật Di Lặc trong kinh sách chính thống của Phật Giáo.
Ngoài Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công đã xuyên tạc ngụy tạo kinh Phật để biến Lý Hồng Chí thành một vị Phật (dưới danh nghĩa dự ngôn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) thì trước đây đã một số người đã tự xưng mình là Phật Di Lặc giáng thế để thực hiện các mưu đồ chính trị.
Năm 689, Võ Tắc Thiên đã hạ lệnh cho Pháp Lãng ngụy tạo Đại Vân Kinh, cho rằng Võ Hậu là Di Lặc hạ sanh. Khoảng năm 713-755, Vương Hoài Cổ cũng tự xưng là Tân Phật (Phật Di Lặc) rồi khởi binh làm loạn. Năm 1022-1063 đời Bắc Tống, Vương Túc thống lãnh giáo đồ Di Lặc làm phản ở Bối Châu...
Vậy sự thật Hoa Ưu Đàm là gì? Bạn đọc có thể xem hai video sau đây để thấy rõ điều này. Từ đó mới thấy được Pháp Luân Công có độ chân thực thật hay không? Nó hoàn toàn trái ngược với cái khẩu hiệu Chân Thiện Nhẫn mà họ đang đi tuyên truyền.
Thử hỏi vỏ trứng côn trùng đã được tổ chức Pháp Luân Công đồn thổi ngụy tạo bịa đặt để tuyên truyền là Hoa Ưu Đàm thì tính CHÂN THỰC của tổ chức Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí như thế nào? Cái khẩu hiệu Chân Thiện Nhẫn mà Lý Hồng Chí đang đem đi tuyên truyền để đâu? Các tuyên truyền khác như Pháp Luân Công là đại pháp hồng truyền là phật gia thượng thừa, là tu theo Chân-Thiện-Nhẫn, là phổ truyền khắp 140 quốc gia…..là như thế nào?
Những câu chuyện như Lý Hồng Chí dùng công năng đặc dị nhờ tập Pháp Luân Công biết vũ trụ đã nổ 9 lần và đã từng có 81 nền văn minh trên trái đất này cũng là các câu truyện bịa đặt mà Lý Hồng Chí khoắc lên mình để vừa thần thánh khả năng của mình vừa để tuyên truyền sức mạnh của Pháp Luân Công.
Tôi có trao đổi qua mạng xã hội với một số người tập Pháp Luân Công, họ cũng nói họ là Phật, họ cũng nói họ có mấy Pháp Thân và nhìn thấy cả Pháp thân của Lý Hồng Chí, rồi công năng đặc dị này nọ. Nhưng khi hỏi họ đoán tôi bao nhiêu tuổi, là Nam hay Nữ họ đều không trả lời được. Vậy nên mới biết những người này hoặc là nói dối hoặc là hoang tưởng.
Chỉ cần làm một vài phép thử với Lý Hồng Chí là biết được bản thân ông ta như thế nào. Ông ta nói rằng có thể nhìn xuyên qua tường, có phép tàng hình……nhưng đã ai kiểm chứng chưa? Chỉ cần để một đồ vật trong một cái chậu úp lại rồi hỏi ông ta có biết trong đó là gì không rồi hẵng bàn đến cái công năng đặc dị biết vũ trụ nổ 9 lần, rồi nhìn xuyên qua tường, rồi có phép tàng hình, rồi đủ mọi thần thông khác…
Nếu chúng ta chú tâm phân tích thì sẽ nhận ra hầu như tất cả những gì Pháp Luân Công tuyên truyền chỉ là các quảng cáo lừa đảo dối trá thêu dệt nhằm đánh vào tâm lý số đông, nhằm đánh vào lòng tham của con người muốn có được công năng đặc dị, muốn hết bệnh, muốn thành thần thành phật…
Hãy thử so sánh Lý Hồng Chí kẻ tự khoe mình có phép tàng hình, biết mọi thứ trên đời, biết vũ trụ nổ đến 9 lần, biết trái đất này có 81 nền văn minh, phải là bậc thày của các võ sư như Ngụy Lôi, Điền Dã khi các ông này tự khoe có các võ công điểm huyệt, võ công điện giật… nhưng khi gặp Từ Hiểu Đông thì đều đứt điện.
Chỉ đáng tiếc Lý Hồng Chí đã “nói phét gặp thời” khi mà nền khí công Trung Quốc được che đậy bởi một vỏ bọc huyền bí, đặc biệt Lý Hồng Chí đã tận dụng, ngụy biện dựa trên thuật ngữ khái niệm lòng tin của Phật Tử vào Phật Pháp để chiếm lĩnh thâu nạp và cải đạo tín đồ của Phật Giáo. Hiện nay đã có một mạng lưới truyền thông rộng lớn để đồn thổi thần thánh hóa bản thân mình còn vượt qua cả đức Phật, đức Chúa mà không có ai đứng ra vạch trần bộ mặt thật. Cần có một Từ Hiểu Đông, cần có một Flores vạch mặt Lý Hồng Chí để người ta thấy được bộ mặt thật của ông này.
Luận điệu của Pháp Luân Công
Pháp Luân Công lợi dụng những người có bệnh, sợ bệnh để thu hút họ bằng cách quảng cách chữa bệnh thần kì. Dụ dỗ họ trước tiên học Pháp Luân Công như một môn khí công.
PLC lợi dụng tâm lý ghét/chống đối Đảng Cộng Sản, lợi dụng tâm lý ghét Trung Quốc, lấy nhân quyền ra, lấy hàng hàng triệu mạng sống ra (Pháp Luân Công đồn là giết mổ nội tạng) để thu hút sự chú ý người.
Pháp Luân Công phỉ báng người đồng tính để lợi dụng, tranh thủ giới người đồng tính là số ít, đang bị phần lớn thế giới coi là "trái tự nhiên" để tăng sự ủng hộ.
Pháp Luân Công muốn gia tăng số người gia nhập bằng cách hạ "chuẩn" đến mức tầm thường như cho phép ăn thịt, kết hôn, quan hệ tình dục,.. vẫn có thể đắc pháp.
Các bạn đừng bao giờ nghĩ Pháp Luân Công đã phổ biến khắp mọi Quốc gia, thực tế họ chỉ xuất hiện tại các khu du lịch nhằm quảng cáo những nơi có khách du lịch Việt Nam thăm quan đây là hình thức khuếch trương thanh thế để lấy số đông áp đảo tại Việt Nam.
Vì sao một số quốc gia Phương Tây cho Pháp Luân Công hoạt động, vì tại các nước Phương Tây nó xuất hiện nhiều hơn dưới hình thức là một môn khí công, đấu tranh nhân quyền. Nga cấm xuất bản sách của Lý Hồng Chí; Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia khác…cấm biểu diễn Thần Vận (đoàn nghệ thuật thu phí biểu diễn rất cao do Chí cầm đầu)
Do Việt Nam là nước có văn hóa tôn giáo khá tương đồng với Trung Quốc (tam giáo đồng nguyên), việc Pháp Luân Công sử dụng các thuật ngữ hình ảnh quen thuộc của Phật Giáo nên dễ được người dân nhầm là phật Pháp nên chấp nhận.
Tập Pháp Luân Công với cường độ cao có thể thu được hiệu quả tức thì nhưng khí công của Pháp Luân Công dễ gây rối loạn khí hay còn gọi là tẩu hỏa nhập ma. Nhưng để thu hút được thật đông tín đồ theo Lý Hồng Chí đã đưa ra cái gọi là không bị tẩu hỏa nhập ma vì đã có Pháp Thân của ông ta bảo vệ. Những người bị tẩu hỏa hoang tưởng sẽ bị tổ chức và tín đồ ruồng bỏ với lý do “đó là chưa thật tâm tu luyện” hoặc “giả danh học viên Pháp Luân Công”.
Thực tế thời lượng tập Pháp Luân Công rất cao 2-6 tiếng một ngày nhưng Lý Hồng Chí đã khiến cho tín đồ lệ thuộc vào mình bằng cách nhồi nhét rằng khỏi bệnh là do Pháp Thân ông này tịnh hóa và “tu tại tự kỷ công tại sư phụ”.
Những người tập Pháp Luân Công cũng như những người nghiện ma túy, khi tập thì hết bệnh, khi hết tập thì bệnh lại tái phát dưới góc độ tâm linh thì giống hiện tượng “khỏi bệnh theo cơ chế áp vong-một dạng ma nhập”.
Lý Hồng Chí yêu cầu tín đồ làm ba việc “học kinh văn, phát chính niệm và giảng chân tướng”. Cái gọi là giảng chân tướng thực chất là truyền bá, quảng cáo Pháp Luân Công. Cái gọi là phát chính niệm thực chất là phát niệm tiêu diệt quỷ một ngày bốn lần. Pháp Luân Công đã biến mất bản chất là môn khí công khi tín đồ phải làm ba việc của Lý Hồng Chí rõ ràng hoàn toàn không liên quan đến khí công. Để dụ tín đồ đọc kinh văn của mình Chí đưa ra mồi nhử bằng cách muốn tăng công phải đề cao tâm tính. Muốn đề cao tâm tính phải đọc kinh văn của Lý Hồng Chí. Do vậy kẻ lợi dụng khí công Pháp Luân Công chính là Lý Hồng Chí. Lý Hồng Chí là kẻ tuyên truyền thuyết tận thế “lịch sử nhân loại chỉ có 5000 năm” và ông ta chính là đấng cứu thế vì truyền bá Pháp Luân Công“nếu không có Pháp Luân Công thì nhân loại đã bị tiêu hủy từ năm 1999”.
Lý Hồng Chí khẳng định: “Chư vị biết chăng? Chư Thần nhìn nhận rằng nhân loại vốn từ lâu đã không được nữa rồi và vốn nên bị huỷ diệt, nhân loại vốn là không qua được năm 1999 đâu, bởi vì Đại Pháp muốn cứu chúng sinh, [nên] kéo dài thời gian nhân loại.” (Trích tại Lý Hồng Chí, Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016, New York)
Lý Hồng Chí khẳng định: “Mỗi lần khoảng 5000 năm thì lịch sử nhân loại sẽ kết thúc, nhân loại sẽ hủy diệt, nguyên nhân hủy rớt là thành-trụ-hoại-diệt là quy luật của vũ trụ. (Trích tại Lý Hồng Chí, Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016, New York)
Tóm lại Pháp Luân Công là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa giáo lý tà giáo của Lý Hồng Chí mang danh Phật Pháp, phá hoại Phật pháp. Vậy là những Phật tử nên có chính kiến và nhận thức để tỉnh táo không bị lôi kéo theo tà đạo.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tăng là gì? Tăng có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 08:00 25/11/2024Hỏi: Thưa Thầy, Tăng là gì, một tỳ kheo có được gọi là Tăng không? Và Tăng có tự bao giờ?
Trung ấm nghĩa là gì?
Hỏi - Đáp 15:00 24/11/2024Thân trung ấm nếu mau thì chỉ trong khoảng một khảy móng tay liền thác sanh vào sáu đường; chậm thì đến 49 ngày hoặc qua 49 ngày, không nhất định.
Có khái niệm vong linh, có vong nhập trong Phật giáo không?
Hỏi - Đáp 20:34 23/11/2024Khẳng định: Kinh điển Phật giáo có nói đến vong linh và ma nhập; nếu ai chưa rõ có thể cần đọc lại kinh Phật (Kinh tạng Pali).
Lá Bối có nghĩa là gì?
Hỏi - Đáp 19:38 23/11/2024Corypha umbraculifera, còn gọi là cây lá buông, cọ talipot, cây lá bối, bối đa thụ..., là loài cọ nguồn gốc từ miền đông và miền nam Ấn Độ và Sri Lanka, nơi Phật giáo từng rất thịnh hành.
Xem thêm