Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 03/09/2023, 09:30 AM

Năng lượng (2)

Con người là một trong những loài động vật có mang năng lượng sinh học, dự trữ năng lượng sinh học ấy để sống, để tồn tại, các loài thực vật thì không. Chúng quang hợp lưu dẫn về bộ rễ, để rồi tổng hợp năng lượng ấy nuôi thân và lá để phát triển.

Audio

Kế tiếp bài "Cân bằng tứ đại" tôi thấy vẫn chưa thật đủ, chưa thật rõ những kiến thức về năng lượng: Khái niệm được khu biệt trong hệ độc lập - hệ mặt trời, nơi mà chúng ta đang sống theo như cách mà tôi hiểu.

Rõ ràng có hai loại năng lượng vũ trụ và sinh học. Con người là một trong những loài động vật có mang năng lượng sinh học, dự trữ năng lượng sinh học ấy để sống, để tồn tại, các loài thực vật thì không. Chúng quang hợp lưu dẫn về bộ rễ, để rồi tổng hợp năng lượng ấy nuôi thân và lá để phát triển. Chính vì thế, ở nơi quá thiếu hoặc không có ánh sáng (năng lượng) như ở Bắc và Nam cực, một số loài thực vật đặc hữu, hiếm hoi gần như chết đứng, chờ đợi khí hậu mang chút nắng ấm sẽ nẩy mầm sinh trưởng.

Năng lượng (1) 

01

Con người không có khả năng “quang hợp” như loài thực vật. Tôi hình dung việc chuyển đổi từ năng lượng vũ trụ thành năng lượng sinh học tương tự một cơ cơ quan hối đoái, chuyển đổi Dollar ra tiền Việt. Làm được việc chuyển đổi năng lượng, hàng triệu môn sinh, đồ đệ của các phái thiền đều thành thánh cả. Các đạo sĩ yoga có thể trầm mình trong nước hàng tháng trời thì sao, đó là năng lực phi thường của tưởng uẩn (tôi sẽ trình bày riêng vấn đề này ở bài khác nếu có dịp). 

Hãy khoan mơ đến việc này vì trước tiên muốn có được cơ thể đủ khả năng luyện tập thế phải có sự cân bằng hoàn hảo. Nghĩa là cơ thể hoàn toàn không có vùng nào (có tế bào) bị thiếu đói. Không có tình trạng “Năm thì mười họa chăng hay chớ/Một tháng đôi lần có cũng không (Hồ Xuân Hương)...Các tư thế yoga là những bài luyện giúp đánh thông hoàn toàn các điểm tắt nghẽn trong cơ thể. Và thực tế các nhà yoga phải là người có sức khỏe thật tốt, nói cách khác, họ luyện tập đến hoàn chỉnh hệ thống lưu thông khí huyết.

Hệ thống lưu thông ra sao.

Có hai hệ thống, một là cấp (động mach), hai là thoát (tĩnh mạch). Ở từng tế bào bất kỳ:Thịt, xương, các cơ quan lục phủ ngũ tạng...Từng mô cơ, từng tế bào giống như một hộ gia đình trong một phường, một quận. Và việc xả thải cũng vậy tùy năng lực lưu thông mà tương ứng nhu cầu sử dung nước cấp nhiều hay ít. Đầu tiên, khi xả thải được xử lý tốt, việc sử dụng nguồn cấp cũng khá, nhưng khi bế tắc, ứ trệ (thuật ngữ Đông y) cống nghẹt, đọng nước tràn lan, bạn sẽ không còn dám xả vô tội vạ, và tất nhiên, nguồn cấp cũng bắt đầu hạn chế, nó tương tác, đối lưu. Khi mà lưu thông tốt, tức việc bài tiết cũng vậy, năng lượng cũng tiêu hao nhiều hơn và do đó nó buộc phải nạp năng lượng vào nhiều hơn để bổ sung năng lượng tiêu hao.

Tôi đang lý giải rõ thêm vì sao các loài động vật săn mồi không bị bế tắc, ứ trệ, bệnh tật mà chết. Và bao giờ cũng vậy, hệ thống thoát phải thật tốt, cái nghịch lý ở con người thì lại khác, con người ngày càng ít lao động hơn. Tầng lớp lao động trí óc không thoát tốt (nhất là những người ở vị trí lãnh đạo, những người giàu có) lại luôn có đủ điều kiện bồi dưỡng. Nhân nói điều này tôi lại ví dụ một trường hợp, có một tu sĩ trụ trì chùa to mập, phốp pháp, đi đứng chậm chạp. Có người bảo tôi rằng thực ra vị ấy ăn rất ít. Tôi bảo hãy xem cái vạy chứa nước, chỉ lưng xuống tí đã châm vào thì châm được nhiều không, một hai gáo đã đầy. Và cả hệ thống tiêu hóa, lần lượt giải quyết cái “đầu vào” từ tuần trước. Cái “đầu vào” hôm nay cũng chừng lưng chén cơm nhưng mãi đến tuần sau mới “đến lượt” đi ra. Hệ thống bài tiết đến tiêu hóa đều nghẽn tắt, ứ trệ đã dẫn đến bệnh tật. Thầy Đỗ Đức Ngọc - Tôi gọi là thầy vì ông xứng đáng được như vậy bởi kiến thức của một người từng đứng lớp dạy sinh viên Đại Học Y Khoa, mỗi năm 2 lần tuyệt thực để thanh lọc cơ thể, mỗi lần 2 tuần lễ. Và lần nào cũng vậy, sau tuần đầu tiên, bộ máy sạch không còn gì chỉ tiêu ra nước...và cuối cùng là từng lọn, từng sợi bùi nhùi tuôn ra.

Bộ máy tiêu hóa luôn đòi hỏi tính chủ động của nó, chỉ khi nó muốn ăn, ta cảm thấy ăn ngon. Khi nào nó mới muốn, khi nó được làm sạch, khi cơ thể cần, khi hai hệ thống hoạt động tốt, khi năng lượng hao hụt cần bổ sung. Chính đây là lý do tôi cố “ép” phở bò, bún bò huế vào mà nó cũng chẳng sản xuất máu tăng lên như tôi muốn. Mãi mãi vẫn cứ “can vị bất hòa”. Và đây mới thật sự là điều đáng lo khi mà thiếu hoạt động cơ bắp, hoạt động thể dục. Thực ra thịt động vật luôn có những chất uế trược gây nên bế tắc, ứ trệ (các bạn sẽ cho tôi là cố tuyên truyền cho việc chay tịnh). Thế nên trên thế giới đã có nhiều trào lưu không dùng thịt động vật, đạm thì dùng đạm thực vật. Mà đạm thực ra không phải là nhu cầu quá lớn. Nhu cầu chính của mỗi người là năng lượng hay đường. 

Người ta chết bởi hai từ nhu cầu, có câu danh ngôn mà tôi không nhớ rõ của tác giả nào, "nhu cầu là lập luận của tên bạo chúa và tín điều của kẻ nô lệ". Có lẽ, nhiều người sẽ cho rằng tôi đang nói ngược lại với hệ thống truyền thông y tế. Việc mà hệ thống truyền thông đang làm chỉ cần cho đội ngũ đông rất đông đến vô cùng tận tuýp người như câu danh ngôn trên.

Việc tiêu hao năng lượng của những người lao động phổ thông khiến họ phải nạp nhiều năng lượng. Nhưng điều kiện kinh tế không cho họ bồi bổ như những nhà giàu có mà chủ yếu: ăn ngọt. Cái nghịch lý là ở đây. Người không cần, không ăn vẫn tiểu đường, người ăn thật nhiều không sao cả. Tây y lại tiếp tục đưa ra lý giải: Rối loạn chuyển hóa hay rối loạn hấp thụ cluco...Và cách mà thầy Đỗ đức Ngọc làm cũng là vì vậy. Giải thông để không “ rối loạn hấp thụ” “rối loạn chuyển hóa”. 

Với hoạt động thiền định, các nhà yoga làm thông hệ thống, cân bằng được tứ đại, bằng cách đẩy khí huyết lưu thông thật tốt, nhưng trước tiên thông hệ thống thoát. Hãy hình dung các động tác yoga, mỗi động tác là một tư thế tạo nên áp lực máu tuần hoàn, đẩy mạnh lên một khu vực nào đó trên cơ thể. Như vậy trong yoga, có hai phương pháp thông cấp (thiền đinh) và thông thoát (các động tác yoga, những động tác cực căng, cực khó, bạn sẽ run rẩy, tuôn mồ hôi như tắm).

Những người hoạt động thể thao cũng vậy, cứ liên hệ huyền thoại boxing Muhamad Ali chúng ta sẽ nhận ra, khi cơ thể già yếu, hoạt động thể lực suy giảm đồng thời sẽ là những bế tắc ứ trệ. Và cuối đời, huyền thoại của boxing đi đứng khó khăn bởi parkinson. 

Còn tiếp. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm tham

Góc nhìn Phật tử 07:51 03/05/2024

Tâm tham là một trong những loại tâm bất thiện (Tâm chẳng lành, tâm xấu,…). Khi chưa là A La Hán thì tâm này vẫn chi phối chúng ta, khiến chúng ta tạo tác và luân hồi sinh tử trong nhiều kiếp. Tâm này do huân tập từ nhiều đời cho nên khi gặp cảnh tốt đẹp, hài lòng thì sinh ham muốn.

Niềm tin Phật Pháp hồi sinh tôi

Góc nhìn Phật tử 16:03 02/05/2024

Sấm sét có thể rưới mưa hạnh phúc và những giọt lệ có thể nở hoa niềm tin. Trong cuộc sống mỗi người, không sớm thì muộn, sẽ có lúc chúng ta đương đầu với một khủng hoảng ghê gớm nào đó tạo nên bước ngoặt và bẻ gãy cuộc sống bình thường của mình.

Hội luận: Sự cân bằng (3)

Góc nhìn Phật tử 11:45 02/05/2024

Tình cảm con người chính là sự biến dịch thiện ác mạnh mẽ nhất. Các luật sư của ba, tất cả các án mạng vợ giết chồng, chồng giết vợ, các đôi tình nhân giết nhau rồi thậm chí phân xác chỉ vì yêu, vì ghen…Đâu phải họ không thương nhau đâu...

Tự tại giữa khen chê

Góc nhìn Phật tử 10:46 02/05/2024

Thật sự nếu chúng ta không còn suy nghĩ về lời khen tiếng chê nữa thì chúng ta sẽ thấy nó thật sự chẳng có tí ti gì quan trọng cả. Có được tán dương hay chỉ trích đi chăng nữa cũng chẳng cần quan tâm.

Xem thêm