Thực giải 30 bài tụng Duy thức (6)
Chúng ta đều biết trong cuộc sống con người, vướng chấp và ý niệm cái " ta" và " cái của ta" là một trong những nguồn gốc gây ra đau khổ muộn phiền. Không ít người đang sống hành xử suy nghĩ một cách cố chấp nhưng không bao giờ nhận mình là người cố chấp.
Thực giải 30 bài tụng Duy thức (5)
Phiên âm Hán Việt
Tứ phiền não thường câu
Vị ngã si, ngã kiến,
Tịnh ngã mạn, ngã ái,
Cập dư Xúc đẳng câu.
Việt dịch
Bốn phiền não thường câu
Là ngã si, ngã kiến
Và ngã mạn, ngã ái
Cùng Xúc, Tác Ý...Tư
Thực giải:
Thức Mạt na còn gọi là thức thứ 7, thức chấp ngã thường quan hệ mật thiết tương tức với bốn thứ phiền não là: ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái. Ngoài ra nó còn quan hệ tương tác với năm Tâm Sở Biến Hành là Xúc, Tác Ý, Thọ, Tưởng, Tư .
Chúng ta đều biết trong cuộc sống con người, vướng chấp và ý niệm cái " ta" và " cái của ta" là một trong những nguồn gốc gây ra đau khổ muộn phiền. Không ít người đang sống hành xử suy nghĩ một cách cố chấp nhưng không bao giờ nhận mình là người cố chấp. Điều này liên hệ mật thiết với những hoạt động vi tế của thức Mạt na.
Thức Tư Lương này cũng như thức A lại da cũng bị ngăn cách với các đối tượng bởi năm tâm sở Biến Hành, không tiếp xúc trực tiếp với ngoại cảnh để biết, và thức này muốn hiểu biết ngoại cảnh phải thông qua của ngõ của năm tâm sở Biến Hành.
Với nhận thức thông thường của người đời thì chấp ngã, chấp cái "tôi", cái "ta", cái " của tôi"... được xem như bản tính tự nhiên vốn có của con người.
Không phải ai cũng hiểu biết đúng như thật về bản chất của bản ngã và chấp ngã là nhận thức sai lầm, là nguồn gốc của mọi ưu sầu khổ đau mà Mạt na là mấu chốt.
Quan trọng nhất là thức Mạt na vốn bị bốn thứ phiền não căn bản trực tiếp chi phối lôi cuốn, dẫn dắt khó thể thoát ra. Bốn thứ phiền não hay là bốn cách biểu hiện cụ thể gồm có: ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái. Ngã si, nghĩa là si mê cái ngã, chấp ngã một cách ngu si, mệ muội, bảo vệ ngã một cách điên cuồng, không phân biệt phải trải, đúng sai.
Ngã Kiến, nghĩa là những nhận thức sai lầm, không đúng như thật về bản chất của "cái ngã," không có cái ngã thật mà tưởng thật, chấp ngã như là một định kiến, không chịu thay đổi, ai khuyên cũng không nghe.
Ngã Mạn, nghĩa là kiêu căn, cống cao, ngạo mạn cho mình (ngã) là giỏi nhất, là trên hết, là hơn người khác... Ngã Ái, nghĩa là yêu thương bám chấp cái ngã một cách sâu sắc không cách nào dứt ra, tìm mọi cách để cho bản ngã được thoả mãn bất chấp mọi thứ đạo lý.
Nội hàm của bốn thứ câu sanh phiền não này rất sâu sắc, phạm vi tác dụng của nó đến mọi mặt của đời sống con người. Nhiều nỗi khổ niềm đau do ích kỷ, cố chấp, u mê, sai lầm xuất phát từ sự hoạt động mạnh mẽ của bốn tính chất căn bản của thức Mạt na này không biết.
Cho nên ai hiểu rõ ràng về bản chất quy luật hoạt động của bốn thứ phiền não ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái thì sẽ bớt khổ đau do chúng gây nên
Người tu hành vượt qua được bốn thứ ngã si ngã kiến ngã mạn ngã ái thì đạo lực càng cao, tuệ giác càng sáng, bờ giác càng gần
Có thể nói không quá rằng, ai không còn ngã chấp (ngã si ngã kiến ngã mạn ngã ái) thì mọi nỗi khổ niềm đau trong nhân thế sẽ tan biến trong hư vô.
Đương nhiên khối ngã chấp của ai được bào mòn càng mỏng thì khổ đau phiền não càng ít dần. Thậm chí, chỉ cần người nào quan sát rõ, gọi tên được một số biểu hiện ngã chấp của chính mình như: ích kỷ, đố kỵ, tự cao tự mãn, tự ti, háo thắng, hèn nhát, sợ hãi, mặc cảm, tự ái...thì cuộc sống của họ sẽ tốt hơn lên về mọi mặt.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước
Nghiên cứu 08:45 25/11/2024Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Xem thêm